Nội dung text ĐỀ 7 - GK2 LÝ 11 - FORM 2025.docx
A. V. B. J. C. V/m. D. W. Câu 9. Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là A. công của lực điện. B điện thế. C. cường độ điện trường. D. hiệu điện thế. Câu 10. Hai điểm A, B nằm trong mặt phẳng chứa các đường sức của một điện trường đều và vector cùng hướng với đường sức điện. Biết AB = 4 cm, E = 200 V/m. Nếu vậy, hiệu điện thế giữa hai điểm A và B bằng A. 800 V. B. 8 V. C. 5000 V. D. 50 V. Câu 11. Khi trong phòng thi nghiệm chỉ có một số tụ điện giống nhau với cùng điện dung , muốn thiết kế một bộ tụ điện có điện dung nhỏ hơn thì A. phải ghép song song các tự điện. B. phải ghép nối tiếp các tụ điện. C. phải kết hợp cả ghép song song và nối tiếp. D. không thể thiết kế được bộ tự điện như vậy. Câu 12. Năng lượng của điện trường trong một tụ điện đa̋ tích được điện tích q không phụ thuộc vào A. điện tích mà tụ điện tích được. B. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện. C. thời gian đã thực hiện để tích điện cho tụ điện. D. điện dung của tụ điện. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Cấu tạo nguyên tử Hydrogen gồm hạt nhân là một proton và vỏ là một electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Theo mẫu nguyên tử được Niles Bohr đề xuất, khi nguyên tử Hydro tồn tại ở các trạng thái có năng lượng xác định thì electron chỉ chuyển động tròn đều trên các quỹ đạo có bán kính được xác định theo công thức r = n 2 r 0 (n = 1, 2, 3,…) với r 0 = 5,3.10 -11 m. Khi nguyên tử Hydrogen ở trang thái cơ bản thì electron chuyển động trên quỹ đạo n = 1. Khi nguyên tử hấp thụ năng lượng chuyển sang trạng thái kích thích, electron nhảy ra các quỹ đạo xa hạt nhân hơn. a) Lực tương tác giữa electron và hạt nhân đóng vai trò là lực hướng tâm. b) Độ lớn lực tương tác giữa hạt nhân và electron khi nguyên tử ở trạng thái cơ bản là 82.10 -8 N. c) Gia tốc của electron ở trạng thái cơ bản xấp xỉ bằng. d) Tỷ số tốc độ dài của electron khi nguyên tử ở trạng thái kích thích (n = 4) với trạng thái cơ bản là 1/16. Câu 2. Một điện tích q = 2µC chuyển động trong điện trường đều giữa hai điểm A và B, cách nhau 10 cm. Biết công của lực điện trong quá trình điện tích chuyển động là – 1,5.10 -4 J, góc = 60 0 . Xét tính đúng sai của các phát biểu sau: a) Lực điện tác dụng lên điện tích có biểu thức . b) Điện tích chuyển động từ A đến B. c) Hiệu điện thế giữa A và B là – 75V. d) Cường độ điện trường E có độ lớn 1500 V/m. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là 2.10 -6 N. Để lực tương tác giữa chúng có độ lớn 1,28.10 -6 N thì ta cần dịch chuyển chúng ra xa thêm một đoạn bằng bao nhiêu cm? Câu 2. Ion âm OH - được phát ra từ một máy lọc không khí ở nơi có điện trường Trái Đất bằng 150 V/m hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Độ lớn lực điện của Trái Đất tác dụng lên ion này bằng a.10 -19 N. Tìm giá trị của a. Câu 3. Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,070 V. Màng tế bào dày 8,0.10 -9 m. Độ lớn cường độ điện trường trong tế bào bằng bao nhiêu? (Tính theo đơn vị 10 6 V/m)
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời câu 4 đến câu 5. Trong các máy gia tốc hạt (cyclotron), các hạt tích điện được gia tốc giống như cách chúng được gia tốc trong các ống phóng điện tử, tức là thông qua một hiệu điện thế. Giả sử một proton được bơm với tốc độ ban đầu 1,50.10 6 m/s vào giữa hai bản phẳng cách nhau 5,00 cm. Sau đó, proton tăng tốc và thoát ra ngoài qua lỗ ở bản đối diện. Coi điện trường giữa hai bản là đều. Hướng dương là hướng sang phải. Khối lượng của proton là 1,67.10 -27 kg. Câu 4. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng bao nhiêu kV nếu tốc độ thoát của proton là 2,50.10 6 m/s? (Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) Câu 5. Độ lớn cường độ điện trường giữa hai bản bằng bao nhiêu kV/m? Câu 6. Đặt hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau, cách nhau 2 cm. Hiệu điện thế giữa bản dương và âm là 120 V. Nếu chọn mốc điện thế ở bản âm thì điện thế tại điểm M cách bản âm 0,6 cm là bao nhiêu V? Câu 7. Một tụ điện phẳng có điện dung 20 µF được mắc vào nguồn điện một chiều thì điện tích của tụ điện bằng 8.10 -5 C. Cho biết hai bản tụ điện cách nhau một khoảng d = 0,8 cm. Điện trường giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng bao nhiêu V/m? Câu 8. Một tụ điện có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 24 V vào hai bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng bằng bao nhiêu µC? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,0 điểm). Có ba quả cầu kim loại, kích thước giống nhau. Quả cầu A mang điện tích +26 µC, quả cầu B mang điện tích - 8 µC, quả cầu C không mang điện tích. Cho hai quả cầu A và B chạm nhau rồi tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm nhau rồi tách ra. Tính lực tương tác điện giữa hai quả cầu A và C nếu đặt chúng trong không khí và cách nhau một khoảng 10 cm. Câu 2 (2,0 điểm). Hai tụ điện có điện dung lần lượt là C 1 = 100 μF; C 2 = 50 μF được mắc vào nguồn điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là U = 12 V. Tính: a) Điện dung của bộ tụ điện. (0,5 điểm) b) Hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện. (0,5 điểm) c) Điện tích của mỗi tụ điện. (0,5 điểm) d) Năng lượng tích trữ trong bộ tụ. (0,5 điểm)