Nội dung text 56. tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Đề minh họa) [Trắc nghiệm + Tự luận] form mới.docx
Trang 1/9 – Mã đề 021-H12A ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi có 9 trang) ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 90 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 021- H12A PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 40 (10 điểm). Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: Cho cân bằng hoá học: 2SO 2 (g) + O 2 (g) ⇋ 2SO 3 (g) Δ r < 0. (1) Phát biểu nào sau đây đúng về phản ứng (1) ? A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O 2 . C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO 3 . Câu 2: Cho nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất ethane, propane, butane và pentane lần lượt là 1570 kJ/mol; 2220 kJ/mol; 2875 kJ/mol và 3536 kJ/mol. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam chất nào sẽ thu được lượng nhiệt lớn nhất ? A. Ethane. B. Propane. C. Pentane. D. Butane. Câu 3: Acetylene thường được dùng làm nhiên liệu, ví dụ đèn xì oxygen - acetylene dùng để hàn cắt kim loại. Khí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên cũng được sử dụng làm nhiên liệu. Methane và acetylene cháy theo phương trình hóa học sau: CH 4 (g) + 2 O 2 (g) → CO 2 (g) + 2H 2 O (g) (1) 2C 2 H 2 (g) + 5O 2 (g) → 4CO 2 (g) + 2H 2 O (g) (2) Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất như sau: Chất CH 4 (g) C 2 H 2 (g) CO 2 (g) H 2 O (g) Δ f (kJ/mol) -74,6 227,4 -393,5 -241,8 Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Biến thiên enthalpy chuẩn của phương trình (2) là - 2512,4 kJ. B. Nếu xét cùng số mol thì lượng nhiệt tỏa ra từ C 2 H 2 gấp CH 4 xấp xỉ 3,131 lần. C. Nếu xét cùng khối lượng thì lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy CH 4 gấp C 2 H 2 xấp xỉ 1,038. D. Biến thiên enthalpy chuẩn của phương trình (1) là - 802,5 kJ. Câu 4: Trong các bịch bánh snack, chủ yếu là khí X, chỉ có một phần là bánh. Khí X là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và giúp bảo quản bánh tốt hơn, hạn sử dụng bánh được lâu hơn. Khí X là : A. N 2 . B. O 2 . C. NH 3 . D. O 3 . Câu 5: Dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH thấy có khí mùi khai bay lên. Mặt khác, dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO 3 thấy có kết tủa màu trắng. Dung dịch A có thể chứa ion nào sau đây ? A. NH 4 + và Br - . B. NH 4 + và Cl - . C. Na + và Br - . D. Na + và Cl - . Câu 6: Một số cơ sở sản xuất thuốc Bắc thường đốt một chất bột rắn X màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí Y nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì khí Y có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí Y cũng là một trong những nguyên nhân gây ra “mưa acid”. Chất rắn X là : A. phosphorus. B. iodine. C. sulfur. D. carbon.
Trang 3/9 – Mã đề 021-H12A A. Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. B. Nước bromine. C. CH 3 OH/HCl. D. Dung dịch AgNO 3 /NH 3 , đun nóng. Câu 16: Thủy phân 205,2 gam saccharose (có xúc tác acid) với hiệu suất 80%; sau phản ứng thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X được dung dịch Y. Ở điều kiện thường thể tích dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu(OH) 2 . Giá trị của m là A. 5,292 gam. B. 52,92 gam. C. 4,704 gam. D. 47,04 gam. Câu 17: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Cho khoảng 50 mL dung dịch CuSO 4 1M vào cốc 250 mL. Thêm 20 mL dung dịch NaOH 20% vào, khuấy đều. - Bước 2: Lọc tách kết tủa, cho vào cốc thuỷ tinh 250 mL. Thêm khoảng 50 mL dung dịch NH 3 đặc, khuấy đều đến khi kết tủa tan hết thu được nước Schweizer. - Bước 3: Thêm một lượng nhỏ bông vào khoảng 30 mL nước Schweizer và khuấy đều trong khoảng 5 phút. (a) Sau bước 1, thu được là kết tủa Cu(OH) 2 có màu xanh. (b) Ở bước 2, xảy ra phản ứng tạo nước Schweizer: Cu(OH) 2 + 4NH 3 → [Cu(NH 3 ) 4 ](OH) 2 . (c) Sau bước 3, thu được chất rắn màu vàng. (d) Trong sợi bông, cellulose chiếm khoảng 50%. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 18: Chất cơ sở để hình thành nên các phân tử protein đơn giản là A. amino acid. B. acid béo. C. các loại đường. D. tinh bột. Câu 19: Insulin là hormone có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu. Thủy phân một phần insulin thu được heptapeptide X mạch hở. Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp chứa các peptide: Phe-Phe-Tyr, Pro-Lys-Thr, Tyr-Thr-Pro, Phe-Tyr-Thr. Nếu đánh số thứ thự đầu N là số 1, thì amino acid ở vị trí số 5 trong X có kí hiệu là A. Thr. B. Pro. C. Tyr. D. Lys. Câu 20: Tiến hành thí nghiệm với 4 dung dịch X, Y, Z, T đựng trong các lọ riêng biệt, kết quả được ghi trong bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch AgNO 3 /NH 3 Tạo kết tủa trắng bạc Y Cu(OH) 2 /OH - Có màu tím xuất hiện Y hoặc Z Quỳ tím Chuyển màu xanh T Dung dịch Br 2 Mất màu đồng thời xuất hiện kết tủa Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Glucose, Ala-Lys-Val, aniline, ethylamine. B. Glucose, Lys-Val-Gly, alanin, aniline. C. Fructose, Lys-Val-Gly, ethylamine, aniline. D. Fructose, Gly-Ala-Val, alanin, ethylamine. Câu 21: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH 8 N 2 O 3 ) và dipeptide Y (C 4 H 8 N 2 O 3 ). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai? A. Chất Y là H 2 NCH 2 CONHCH 2 COOH. B. Chất Q là H 2 NCH 2 COOH. C. Chất Z là NH 3 và chất T là CO 2 . D. Chất X là (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 22: X là amine no, đơn chức, mạch hở và Y là amine no, hai chức, mạch hở có cùng số nguyên tử carbon. - Hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y phản ứng vừa hết với dung dịch chứa 18,25 gam HCl và tạo ra m gam hỗn hợp muối.