Nội dung text Chuyên đề 1- Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.docx
1 Tên Chuyên Đề: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC. Phần A: Lí Thuyết Biến đổi vật lí Biến đổi hóa học Khái niệm Là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. - Là hiện tượng chất biến đổi có tạo thành chất mới. Giống Đều có sự biến đổi Khác Không tạo thành chất mới Có tạo thành chất mới Ví dụ - Nước nóng chảy, bay hơi. - Nước hoa khuếch tán trong không khí. - Hòa tan đường vào nước, …. - Nến cháy, gas cháy, … - Quá trình quang hợp. - Thức ăn bị ôi thiu, … Phần B: Bài Tập Dạng : Phân biệt biến đổi vật lí và hoá học- Vận dụng để giải thích các hiện tượng trong đời sống. Phương pháp: Một trong những dấu hiệu nhận biết biến đổi hoá học: Tạo chất không tan hoặc chất khí Đối với phản ứng cháy sẽ toả nhiệt và phát sáng. Thay đôi màu sắc….. Một số ví dụ cho thấy lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hoá học phục vụ cho cuộc sống của con người: Đốt cháy khí gas dùng trong đun nấu. Đốt cháy nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện gang, thép… Phơi khô thóc, ngô … để bảo quản được lâu hơn. Ví dụ minh họa: Câu 1. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học? quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí? Giải thích.
2 (a) (b) (c) (d) (a) Lưu huỳnh (sulfur) cháy trong khí oxygen tạo ra chất khí mùi hắc (sulfur dioxide). (b) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. (c) Trong lò nung đá vôi, calcium carbonate chuyển dần thành vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra ngoài. (d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. (e) (g) (h) (i) (e) Dây sắt (iron) được cắt thành từng đoạn nhỏ và tán đinh. (f) Xích xe đạp bằng thép lâu ngày bị phủ một lớp gỉ màu đỏ nâu. (g) Để rượu nhạt lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt bị lên men thành giấm (acetic acid) chua. (h) Vào mùa đông, ở một số nơi trên trái đất có hiện tượng tuyết rơi. Hướng dẫn giải (a) Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là sulfur dioxide. (b) Biến đổi vật lí vì thủy tinh thay đổi trạng thái từ rắn sang lỏng. (c) Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là calcium oxide và khí carbon dioxide. (d) Biến đổi vật lí vì cồn thay đổi trạng thái từ lỏng sang khí. (e) Biến đổi vật lí vì sắt (iron) thay đổi về hình dạng. (f) Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là lớp gỉ màu đỏ nâu. (g) Biến đổi hóa học vì tạo ra chất mới là giấm (acetic acid). (h) Biến đổi vật lí vì nước thay đổi trạng thái từ lỏng sang rắn. Câu 2. Hãy chỉ ra các dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các trường hợp sau:
3 (a) Gas cháy tỏa nhiều nhiệt (b) Phản ứng phân hủy đường tạo thành than và hơi nước (c) Kẽm tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo bọt khí (d) Chất kết tủa tạo thành sau phản ứng Hướng dẫn giải (a) cháy sáng, tỏa nhiệt. (b) đường chuyển dần sang màu vàng → nâu → đen. (c) có bọt khí tạo thành. (d) xuất hiện chất rắn không tan, màu xanh lam tạo thành sau phản ứng - Bài tập giải chi tiết Câu 3. Trong số những quá trình dưới đây, cho biết quá trình nào xảy ra biến đổi hóa học? quá trình nào xảy ra biến đổi vật lí? Giải thích. (a) Khi mở nút chai nước giải khát loại có ga thấy bọt sủi lên. (b) Hòa tan vôi sống vào nước được vôi tôi (calcium hydroxide). (c) Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu. (d) Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước. (e) Quẹt diêm vào vỏ bao diêm thấy có lửa cháy. (f) Thả vỏ trứng gà vào cốc giấm thấy có bọt khí sủi lên. (g) Dây tóc bóng trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi có dòng điện chạy qua. (h) Nung thanh sắt (iron) nóng đỏ để dễ dát mỏng khi rèn thành các vật dụng. (i) Thổi khí carbonic vào nước vôi trong (calcium hydroxide) thì thấy nước vôi bị đục do sinh ra chất calcium carbonate không tan trong nước. (k) Đốt cây nến thì nến: chảy lỏng, hóa hơi và cháy. (l) Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hướng dẫn giải (a) Biến đổi vật lí vì CO 2 được nén trong chai nước giải khát nên khi mở nút khí sẽ sủi bọt. (b) Biến đổi hóa học vì sản phẩm tạo thành chất mới là calcium hydroxide. (c) Biến đổi hóa học vì sản phẩm tạo thành chất mới có mùi khó chịu (khí H 2 S). (d) Biến đổi vật lí vì mực hòa tan vào cốc nước. (e) Biến đổi hóa học vì chất ở đầu que diêm và vỏ bao cháy tạo chất mới. (f) Biến đổi hóa học vì sản phẩm tạo thành chất mới là bọt khí.
4 (g) Biến đổi vật lí vì dây tóc trong bóng đèn không có sự biến đổi về chất. (h) Biến đổi vật lí vì có sự biến đổi về mặt trạng thái của sắt (iron). (i) Biến đổi hóa học vì sản phẩm tạo thành chất mới là calcium carbonate. (k) Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này chỉ biến đổi về trạng thái. Biến đổi hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác. (l) Biến đổi vật lí vì có sự biến đổi về mặt trạng thái của nước, từ dạng lỏng thành dạng hơi. Câu 4. Hãy chỉ ra ở giai đoạn nào xảy ra biến đổi vật lí? Giai đoạn nào xảy ra biến đổi hóa học? Giải thích. Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính. Đá vôi (thành phần chính là calcium carbonate) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau. Sau đó đá vôi được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide thoát ra. Hướng dẫn giải Giai đoạn đập đá vôi thành cục nhỏ là biến đổi vật lí vì đá vôi thay đổi về hình dạng, kích thước. Giai đoạn nung nóng đá vôi là biến đổi hóa học vì tạo thành chất mới là calcium oxide và khí carbon dioxide Câu 5 . Để sản xuất sulfuric acid (H 2 SO 4 ) là một hoá chất quan trọng trong nhiều ngành sản xuất người ta dùng nguyên liệu là quặng pyrite (FeS 2 ). Ban đầu người ta đem nghiền nhỏ quặng pyrite rồi nung ở nhiệt độ cao thu được iron (III) oxide (Fe 2 O 3 ) và sulfur dioxide (SO 2 ). Sau đó oxygen hoá sulfur dioxide bằng oxygen với xúc tác thích hợp ở 450 0 C thu được sulfur trioxide (SO 3 ). Cuối cùng cho sulfur trioxide vào nước người ta thu được sulfuric acid. a. Hãy cho biết trong quá trình trên giai đoạn nào xảy ra biến đổi vật lí? Giai đoạn nào xảy ra biến đổi hoá học? Giải thích. b. Viết phương trình hoá học xảy ra. Lời giải: a. - Nghiền nhỏ quặng pyrite: Biến đổi vật lí vì quặng thay đổi về hình dạng. - Nung quặng ở nhiệt độ cao: Biến đổi hoá học vì hiện tượng tạo ra chất mới là iron (III) oxide (Fe 2 O 3 ) và sulfur dioxide (SO 2 ). - Oxi hoá sulfur dioxide bằng oxygen: Biến đổi hoá học vì tạo ra chất mới là sulfur trioxide (SO 3 ). -Sulfur trioxide vào nước: Biến đổi hoá học vì tạo ra chất mới là sulfuric acid. b. PTHH: 4FeS 2 +11 O 2 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 2SO 2 + O 2 2SO 3 SO 3 + H 2 O H 2 SO 4