Nội dung text 3029. Sở Hải Dương (giải).pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ SỞ HẢI DƯƠNG 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Cho một khung dây quay quanh trục trong vùng từ trường được tạo bởi 2 nam châm. Chọn mốc thời gian (t = 0) khi mặt phẳng khung dây song song với chiều của vector cảm ứng từ như hình vẽ. Khi cho khung dây quay quanh trục kể từ mốc thời gian, đồ thị biểu diễn sự biến thiên của từ thông theo thời gian ở hình nào là đúng? A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Sử dụng các thông tin sau cho Câu 2 và Câu 3: Một vòng dây kín có diện tích 50dm2 đặt trong từ trường đều sao cho véc tơ cảm ứng từ song song và cùng chiều với véc tơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình bên. Câu 2: Từ thông qua vòng dây tại thời điểm t = 0,5 s là A. 0,125 Wb B. 0,25 Wb C. 0,5 Wb D. 0,40 Wb Câu 3: Độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây bằng bao nhiêu? A. 2,5 V B. 5,0 V C. 0,5 V D. 0,25 V Câu 4: Một bình kín chứa khí Heli ở nhiệt độ 37∘C. Động năng tịnh tiến trung bình của mỗi phân tử khí xấp xỉ A. 4,28. 10−21 J B. 6,42. 10−21 J C. 7,66. 10−22 J D. 2,7. 10−23 J Câu 5: Cho ba thông số trạng thái của khối khí lí tưởng xác định: Thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T. Hệ thức nào sau đây diễn tả đúng định luật Charles? A. V1 T1 = T2 V2 B. T1V1 = T2V2 C. p1V1 = p2V2 D. V T = const Câu 6: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với véc tơ cảm úng từ B⃗ một góc α = 30∘ . Biết dòng điện qua dây là I = 20 A, cảm ứng từ B = 2. 10−4 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn là A. 2. 10−3 N B. 10−3 N C. 4.10−4 N D. 10−4 N Câu 7: Một vòng dây dẫn kín, tròn, phẳng không biến dạng (C) đặt trong mặt phẳng song song với mặt phẳng Oxz, một nam châm thẳng đặt song song với trục Oy và chiều dương trên (C) như hình vẽ. Nếu cho (C) quay đều theo chiều dương quanh trục quay song song với trục Oy thì trong (C) A. không có dòng điện cảm ứng B. có dòng điện cảm ứng chạy theo chiều dương C. có dòng điện cảm ứng chạy theo chiều âm D. có dòng điện cảm ứng chạy theo chiều dương hoặc chiều âm
Câu 8: Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (lon nước ngọt, kim loại nói chung) nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giả trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, vật liệu. Dưới đây là dây chuyền xử lí rác thải bằng từ tính. Hãy cho biết những chất thải rắn ở trên dây chuyền khi rơi xuống vị trí 1 thuộc loại chất thải rắn của kim loại nào? A. Sắt B. Nhôm C. Chì D. Đồng Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng nóng chảy? A. Đốt một ngọn nến B. Đun nấu mỡ vào mùa đông C. Pha nước chanh đá D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá Câu 10: Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra A. điện trường xoáy B. từ trường xoáy C. một dòng điện D. từ trường và điện trường biến thiên Câu 11: Một dao động kí điện tử hai chùm tia được nối với hai đầu cuộn sơ cấp và hai đầu cuộn thứ cấp của một máy biến áp thì thu được tín hiệu như hình. Biết đồ thị có biên độ cao là tín hiệu điện áp giữa hai đầu cuộn thứ cấp và đồ thị có biên độ thấp là tín hiệu điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Máy biến áp là máy tăng áp B. Tần số dòng điện qua cuộn sơ cấp lớn hơn tần số dòng điện qua cuộn thứ cấp C. Giá trị hiệu dụng của cuộn sơ cấp và thứ cấp đều thay đổi theo thời gian D. Điện áp giữa hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp lệch pha nhau một góc π 2 Câu 12: Nhiệt lượng cần cung cấp cho m = 5 kg nước đá −10∘C chuyển hoàn toàn thành nước ở 0 ∘C xấp xỉ bao nhiêu MJ. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090 J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3, 4.105 J/kg. Bỏ qua sự mất mát năng lượng ra môi trường xung quanh. A. 2,5 MJ B. 1,8MJ C. 0,5MJ D. 2,1MI Câu 13: Khi nói về việc sử dụng thiết bị điện kết luận nào sau đây không đúng? A. Việc sử dụng thiết bị điện không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản B. Trong trường hợp xảy ra sự cố điện, người dân nên tự ý mở nắp cầu dao để khắc phục C. Khi sử dụng thiết bị điện, nên đảm bảo các cổng ra điện cắm điện có nắp che khi không sử dụng D. Kiểm tra định kỳ hệ thống điện trong gia đình giúp phát hiện sớm các sự cố như dây chập, ổ cắm hỏng Câu 14: Khi nói về mô hình động học phân tử, phát biểu nào sau đây sai? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử B. Các phân tử chuyển động nhiệt không ngừng C. Giữa các phân tử chỉ có lực hút D. Nhiệt độ của vật càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh
Câu 15: Mạch Rơle là một thiết bị gồm hai mạch: Mạch nhỏ gồm 1 công tắc K, 1 nguồn điện bên tay trái trong hình và hai cuộn dây lõi sắt mềm. Mạch chính (mạch tiếp xúc) gồm 1 nguồn điện bên tay phải trong hình và một mạch từ sắt mềm là một thanh kim loại có thể di chuyển sang trái và phải để có thể đóng mở mạch tiếp xúc. Khi đóng công tắc K, dòng điện trong mạch nhỏ chạy qua 2 cuộn dây của rơle tạo thành một nam châm điện từ đó sinh ra từ trường, từ trường này sẽ hút mạch từ sắt mềm về phía nam châm điện. Điều này làm cho mạch tiếp xúc hoạt động. Muốn mạch tiếp xúc dừng hoạt động ta mở khóa K. Mạch rơle hoạt động dựa trên hiện tượng vật lí nào sau đây? A. Cộng hưởng cơ học B. Lan truyền sóng điện từ C. Giao thoa điện từ D. Tương tác từ Câu 16: Trộn m(g) nước đá ở 0 ∘C với m(g) nước sôi ở 100∘C. Hình nào sau đây mô tả đúng quá trình thay đổi nhiệt độ theo thời gian của hỗn hợp trên? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 17: Một sóng điện từ có tần số 90 MHz, truyền trong không khí với tốc độ 3.108 m/s thì có bước sóng là A. 3,333 m B. 3,333 km C. 33,33 km D. 33,33 m Câu 18: Điện áp xoay chiều u = 220√2cos (100πt)(V) có giá trị hiệu dụng bằng A. 220 V B. 220√2 V C. 110 V D. 110√2 V PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Sinh viên thế hệ 8 X (những người sinh ra trong thập niên 1980) thường dùng 'sục điện' để đun nước. Vào thời kỳ đó, hầu hết sinh viên đều có điều kiện kinh tế hạn chế, nên việc sắm một chiếc ấm đun nước điện là khá tốn kém. Sục điện là một lựa chọn vừa rẻ tiền, nhỏ gọn, linh hoạt, tiện dụng và đặc biệt tiết kiệm thời gian. Một đầu sục điện là một sợi kim loại xoắn kép - thường là nhôm, nối giữa hai đầu dây nhôm là dây điện có phích cắm. Lúc đun thì thả cái lõi kim loại đó vào trong xô nhựa chứa nước rồi cắm điện. Một sinh viên dùng chiếc sục điện có ghi 2500 W − 220 V để đun 10 lít nước ở 20∘C chứa trong một xô nhựa. Ổ điện cắm sục có hiệu điện thế là 220 V. Nước thu được 90% nhiệt do dây xoắn kép tỏa ra. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 , nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt độ sôi của nước là 100∘C. a) Để đun nước trong xô đến sôi, sinh viên đó cần đun trong 20,2 phút b) Muốn có nước tắm ở 40∘C, sinh viên đó cần pha thêm 40 lít nước ở 20∘C vào 10 lít nước sôi c) Thiết bị này đã biến đổi trực tiếp điện năng thành nhiệt năng d) Vì an toàn không nên sử dụng phương pháp này để đun nước