Nội dung text BÀI 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ YẾU TỐ XÚC TÁC.pdf
1 BÀI 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ YẾU TỐ XÚC TÁC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I - Khái niệm tốc độ phản ứng - Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trứng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học. - Trong một phản ứng, để xác định tốc độ của phản ứng, ta có thể đo sự thay đổi của thể tích chất khí, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian. II - Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. - Tốc độ của phản ứng hoá học phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ, diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng,... - Khi tăng nồng độ, nhiệt độ hoặc diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng, tốc độ phản ứng tăng lên. - Có thể dùng chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng. SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG
2 B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào sau đây ? A. Độ tăng khối lượng sản phẩm. B. Tốc độ phản ứng. C. Độ tăng khối lượng chất tham gia phản ứng D. Thể tích chất tham gia phản ứng. Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho đô biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hoá học. C. tốc độ tức thời. D. quá trình hoá học. Câu 3. Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng ? A. Đưa Sulfur đang cháy ngoài không khí vào bình chứa khí oxygen. B. Quạt bếp than đang cháy. C. Thay hạt aluminium bằng bột aluminium để cho tác dụng với dung dịch HCl. D. Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng. Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Oxygen từ muối potassium chloride. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ? A. Nung potassium chloride tinh thể ở nhiệt độ cao. Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học Khái niệm tốc độ phản ứng Nhiệt độ Nồng độ Diện tích bề mặt tiếp xúc Chất xúc tác Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
3 B. Nung hỗn hợp potassium chloride tinh thể và mangan dioxide ở nhiệt độ cao. C. Đun nóng nhẹ potassium chloride tinh thể. D. Đun nóng nhẹ dung dịch potassium chloride bão hoà. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào đúng ? A. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Khi nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng, C. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm D. Nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 6. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia? A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí D. Cả 3 đều đúng Câu 7. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào yếu tố sau: A. Nhiệt độ B. Nồng độ, áp suất C. Chất xúc tác, diện tích bề mặt D. cả A, B và C Câu 8. Trong các điều khẳng định dưới đây, khẳng định nào đúng ? A. Tốc độ phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích số nồng độ các chất phản ứng. C. Tốc độ phản ứng giảm theo tiến trình phản ứng. D. Tốc độ phản ứng tăng lên khi có mặt chất xúc tác. Câu 9. Khi cho cùng một lượng dung dịch sulfuric acid vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng: A. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. B. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng. D. Không thay đổi khi thay đổi nồng độ của chất phản ứng. Câu 10. Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nhiệt độ.
4 Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng: A. Giảm khi nhiệt độ của phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nhiệt độ của phản ứng. C. Tăng khi nhiệt độ của phản ứng tăng. D. Tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của phản ứng. Câu 11. Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng. Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng. Câu 12. Khi cho cùng một lượng aluminium vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng aluminium ở dạng nào sau đây? A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều. C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng aluminium dây. Câu 13. Khi cho acid chloride tác dụng với potassium permanganate (rắn) để điều chế chlorine, khí Chlorine sẽ thoát ra nhanh hơn khi: A. Dùng acid chloride đặc và đun nhẹ hỗn hợp. B. Dùng acid chloride đặc và làm lạnh hỗn hợp. C. Dùng acid chloride loãng và đun nhẹ hỗn hợp. D. Dùng acid chloride loãng và làm lạnh hỗn hợp. Câu 14. Cho phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 Để tăng hiệu suất của phản ứng thì biện pháp nào sau đây không phù hợp? A. Tăng nhiệt độ trong lò B. Tăng áp suất trong lò C. Đập nhỏ đá vôi D. Giảm áp suất trong lò Câu 15. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí Oxygen từ muối potassium chloride. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng? A. Nung potassium chloride ở nhiệt độ cao.