Nội dung text 55. Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 2) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 1/4 – Mã đề 059 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 059 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được sản xuất bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Fe. B. Mg. C. Na. D. Ca. Câu 2: Một peptide có công thức cấu tạo như sau: H 2 NCH 2 CONHCH(CH 3 )CONHCH 2 COOH. Khi thủy phân hoàn toàn X thu được bao nhiêu loại amino acid khác nhau? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 3: Cellulose trinitrate thường được dùng làm thuốc súng không khói. Công thức của cellulose trinitrate là A. [C 6 H 7 O 2 (OCOCH 3 ) 2 (OH)] n . B. [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 2 (OH)] n . C. [C 6 H 7 O 2 (ONO 2 ) 3 ] n . D. [C 6 H 7 O 2 (OCOCH 3 ) 3 ] n . Câu 4: Cho các phát biểu sau: (1) Trong công nghiệp dược phẩm, saccharose được dùng để pha chế thuốc. (2) Các amino acid là chất rắn ở điều kiện thường. (3) Methylamine có tính base yếu hơn ammonia. (4) Cao su là vật liệu polymer có tính dẻo, được sử dụng nhiều trong công nghiệp và đời sống. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 5: Công thức nào sau đây không phải là của một chất béo? A. (C 15 H 31 COO) 2 C 2 H 4 . B. (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 . C. (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 . D. (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 . Câu 6: Amine nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường? A. Aniline. B. Trimethylamine. C. Dimethylamine. D. Ethylamine. Câu 7: Trong quá trình hoạt động của pin Galvani Cu-Ag, quá trình xảy ra ở anode (cực âm) là A. Ag + + 1e → Ag. B. Ag → Ag + + 1e. C. Cu → Cu 2+ + 2e. D. Cu 2+ + 2e → Cu. Câu 8: Các thiết bị bằng thép trong nước biển hoặc dưới lòng đất ẩm ướt thường được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa. Kim loại nào sau đây thường được sử dụng để bảo vệ thép? A. Ni. B. Cu. C. Zn. D. Pb. Câu 9: Chất nào sau đây ở thể rắn, dễ tan trong nước, vị ngọt, có nhiều trong quả chín, trong máu người và động vật? A. Cellulose. B. Glucose. C. Tinh bột. D. Fructose. Câu 10: Cho phản ứng hóa học sau: [-CH 2 -CH(C 6 H 5 )-] n (t°) → CH 2 =CH-C 6 H 5 . Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng trùng ngưng. B. Phản ứng tăng mạch polymer. C. Phản ứng cắt mạch polymer. D. Phản ứng giữ nguyên mạch polymer. Câu 11: Dựa vào bảng độ tan trong nước ở 20°C của các muối sulfate dưới đây, muối nào dễ kết tủa nhất? Muối MgSO 4 CaSO 4 SrSO 4 BaSO 4 Độ tan (g/100 g nước) 33,7 0,20 0,0132 0,0028
Trang 2/4 – Mã đề 059 A. MgSO 4 . B. BaSO 4 . C. CaSO 4 . D. SrSO 4 . Câu 12: Tơ sợi là nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may, được sản xuất từ nguồn tự nhiên hoặc tổng hợp. Loại tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp? A. Tơ tằm. B. Tơ visco. C. Tơ nitron. D. Tơ nylon-6,6. Câu 13: Protein có vai trò rất quan trọng cho hoạt động sống của cơ thể người. Chất nào sau đây không phải là protein? A. Keratin. B. Collagen. C. Hemoglobin. D. Lysine. Câu 14: Thủy phân hoàn toàn tristearin để sản xuất xà phòng theo phương trình sau: (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH → 3C 17 H 35 COONa + C 3 H 5 (OH) 3 Từ 133,5 kg tristearin sản xuất được m kg xà phòng (chứa 70% khối lượng muối sodium stearate). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 137,7. B. 96,4. C. 196,7. D. 159,2. Câu 15: Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp? A. C 17 H 35 COOK. B. CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 SO 3 Na. C. C 15 H 31 COONa. D. CH 3 COOK. Câu 16: Khi cho propene tác dụng với HCl, phản ứng xảy ra theo cơ chế cộng electrophin gồm hai giai đoạn: • Giai đoạn 1: H + từ HCl tấn công vào liên kết đôi C=C tạo thành hai carbocation: X () và Y (). • Giai đoạn 2: Ion Cl - kết hợp với carbocation để tạo thành sản phẩm. Biết carbocartion X chiếm khoảng 5%, carbocation Y chiếm khoảng 95%. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng trên tuân theo qui tắc Markovnikov. B. Propane phản ứng với Cl 2 (ánh sáng) cũng xảy ra theo cơ chế trên. C. Carbocation X bền hơn carbocation Y. D. Sản phẩm chính của phản ứng trên là CH 3 CH 2 CH 2 Cl. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thủy phân ester CH 3 CH 2 COOCH=CH 2 trong môi trường kiềm thu được muối và aldehyde. B. Ester HCOOCH 3 tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens. C. Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid đều là phản ứng thuận nghịch. D. Ester CH 3 COOCH=CH 2 có thể trùng hợp tạo polymer. Câu 18: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Methylamine. B. Glutamic acid. C. Glycine. D. Lysine. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Hiện nay, trữ lượng các mỏ quặng kim loại ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu sử dụng kim loại không ngừng tăng và lượng phế thải kim loại ngày càng nhiều. Do đó, tái chế kim loại trở thành một giải pháp quan trọng. Trong quá trình tái chế đồng bằng phương pháp điện phân, lượng đồng thu hồi được phụ thuộc vào thời gian điện phân, cường độ dòng điện và hiệu suất điện phân theo công thức: mCu = (H.M.I.t)/(n.F) (gam) Cho biết: M = 64, F = 96500, I là cường độ dòng điện (ampe), t là thời gian điện phân (giây), n là số electron mà ion Cu 2+ nhận trong quá trình điện phân, H là hiệu suất điện phân. a) Một xưởng sản xuất tái chế Cu bằng phương pháp điện phân với cường độ dòng điện 10^4 ampe, thời gian điện phân mỗi ngày 22 giờ. Với hiệu suất điện phân H = 95% thì mỗi ngày thu được 249,5 kg Cu tinh khiết (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). b) Để tái chế đồng bằng phương pháp điện phân, phế liệu đồng (chứa tạp chất) được dùng làm anode, tấm đồng nguyên chất đóng vai trò cathode.
Trang 3/4 – Mã đề 059 c) Tái chế kim loại giúp đảm bảo nguồn cung, gia tăng giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. d) Qui trình tái chế kim loại thường gồm các giai đoạn: thu gom, phân loại, tinh chế, gia công, xử lí sơ bộ, nấu chảy. Câu 20: Benzyl acetate là một ester có mùi thơm dễ chịu, thường được dùng trong nước hoa và mỹ phẩm. Benzyl acetate được điều chế bằng cách đun hồi lưu hỗn hợp nguyên liệu và H 2 SO 4 đậm đặc trong 1,5 giờ. Sau đó, hỗn hợp sản phẩm được xử lí bằng nước, dung dịch Na 2 CO 3 10% và NaCl bão hòa để tách và tinh chế ester. a) Sau khi thêm NaCl, hỗn hợp bị tách thành hai lớp, phần chất lỏng phía dưới chứa benzyl acetate. b) Benzyl acetate tan tốt trong nước nên cần thêm NaCl bão hòa để tách sản phẩm. c) Nguyên liệu của phản ứng trên gồm có phenol và acetic acid. d) Na 2 CO 3 được thêm vào để trung hòa acid trong hỗn hợp. Câu 21: Một học sinh thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra tính chất hóa học của một số hợp chất chứa nitrogen như sau : Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch aniline loãng. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch chứa lòng trắng trứng vào Cu(OH) 2 . Thí nghiệm 3: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch methylamine vào dung dịch CuSO 4 . a) Nếu thay CuSO 4 trong thí nghiệm 3 bằng FeCl 3 thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự. b) Trong thí nghiệm 2 đã xảy ra quá trình đông tụ protein. c) Sau thí nghiệm 3, thu được dung dịch phức chất có màu xanh lam. d) Trong thí nghiệm 1 thấy quỳ tím chuyển màu xanh. Câu 22: Quặng dolomite là một loại đá trầm tích carbonate tích tụ hình thành. Đây là một khoáng vật quí, được con người khai thác và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, gốm sứ, phân bón và xử lí môi trường. Quá trình xâm thực dolomite có thể làm thay đổi độ cứng, độ pH và thành phần ion của nguồn nước chảy qua khu vực có trữ lượng quặng này. a) Nước có hòa tan khí CO 2 là một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng xâm thực dolomite. b) Dolomite được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất xi măng, gốm sứ, phân bón và xử lí môi trường. c) Dolomite có thành phần hóa học chủ yếu là MgCO 3 và CaCO 3 . d) Dolomite là nguyên liệu quan trọng trong việc sản xuất Mg và Ca qua các quá trình nhiệt luyện và điện phân dung dịch. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Cho các phát biểu sau : (1) Các kim loại nhóm IA đều là các kim loại nhẹ, độ cứng lớn. (2) Miếng gang để trong không khí ẩm có thể xảy ra ăn mòn điện hóa. (3) Khi điện phân dung dịch CuSO 4 (điện cực trơ) ở anode thu được kim loại. (4) Tất cả kim loại đều khử được S +6 (trong H 2 SO 4 đặc) xuống S +4 , S hoặc S -2 . Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu trên ? Câu 24: Cho các chất sau: glucose, but-2-ene, ethanol, aldehyde acetic, cellulose, vinyl acetate. Có bao nhiêu chất có khả năng làm mất màu dung dịch bromine. Câu 25: Ion NH 4 + trong nước uống có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình vận chuyển oxygen trong máu. Trong xử lí nước sinh hoạt, người ta sử dụng quá trình nitrate hóa để chuyển hóa NH 4 + thành NO 3 − , sau đó áp dụng quá trình khử nitrate để chuyển NO 3 - thành khí N 2 , giúp loại bỏ hoàn toàn nitrogen ra khỏi nước. Phương trình xử lí như sau : Quá trình nitrate hóa (hiệu suất 95%): NH 4 + + 2O 2 → NO 3 - + 2H + + H 2 O Khử nitrate thành khí N 2 (hiệu suất 90%): 2NO 3 - + 10e + 12H + → N 2 + 6H 2 O