Nội dung text ĐỀ SỐ 7 - HS.docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. neutron và proton. C. electron và neutron. D. electron, neutron và proton. Câu 2. Nguyên tố X có ba đồng vị bền, thông tin về phần trăm số lượng nguyên tử tương ứng của từng đồng vị được cho trong bảng sau: Số khối của đồng vị 24 25 26 Phần trăm số lượng nguyên tử 79,0 10,0 11,0 Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là A. 24,15. B. 24,32. C. 24,50. D. 24,00. Câu 3. Tổng số hạt neutron, proton, electron trong ion 35 17 Cl – là A. 52. B. 35. C. 53. D. 51. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất. B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau. C. Lớp N có 4 orbital. D. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. Câu 5. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron nguyên tử nào sau đây không đúng? A. [Ne]3s 1 . B. [Ne]3s 2 3p 6 . C. [Ar]4s 2 . D. [Ne]3s 1 3p 5 . Câu 6. Chất vừa có liên kết cộng hoá trị phân cực, vừa có liên kết cộng hoá trị không phân cực là A. CO 2 . B. H 2 O. C. NH 3 . D. C 2 F 6 . Câu 7. Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng? A. Na + le Na + . B. Cl 2 2Cl – + 2e. C. O 2 + 2e 2O 2– . D. Ca Ca 2+ + 2e. Câu 8. Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của A. các nguyên tử trong phân tử. B. các electron trong phân tử. C. các proton trong hạt nhân. D. các neutron và proton trong hạt nhân. Câu 9. Năng lượng liên kết (E b ) đặc trung cho điều gì? A. Độ bền liên kết. B. Độ dài liên kết. C. Tính chất liên kết. D. Loại liên kết. Câu 10. Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng A. một hay nhiều cặp electron dùng chung. B. một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. một hay nhiều cặp electron dùng chung. Câu 11. Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là A. 7 và 9. B. 7 và 8. C. 7 và 7. D. 6 và 7. Câu 12. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc, nguyên tắc nào sau đây là đúng? A. Nguyên tử khối tăng dần. B. Cùng số lớp electron cùng cột. C. Điện tích hạt nhân tăng dần. D. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng. Câu 13. Trong phân tử ammonia (NH 3 ), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là Mã đề thi: 777
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 14. Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây? A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Bán kính nguyên tử. D. Khối lượng nguyên tử. Câu 15. Cho các phát biểu sau: (a) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ. (b) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết σ và 1 liên kết π. (c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π. (d) Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố X có bán kính rất lớn. Phát biểu nào sau đây về X là đúng? A. Độ âm điện của X rất lớn và X là phi kim. B. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là phi kim. C. Độ âm điện của X rất lớn và X là kim loại. D. Độ âm điện của X rất nhỏ và X là kim loại. Câu 17. Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p 1 . Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là A. X 2 O 3 , X(OH) 3 , tính lưỡng tính. B. XO 3 , H 2 XO 4 , tính acid. C. XO 2 , H 2 XO 3 , tính acid. D. XO, X(OH) 2 , tính base. Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Liên kết đôi được hình thành dựa trên sự dùng chung của 3 cặp electron. B. Công thức Lewis biểu diễn tất cả các electron dùng chung và riêng của mỗi nguyên tử theo quy tắc Octet. C. Liên kết cho nhận được biểu diễn bằng mũi tên (→) từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận. D. Hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị không phân phân cực khí có hiệu độ âm điện ≥ 1,7. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nguyên tố X nằm ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. a. Cấu hình electron của X là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . b. Nguyên tử X có 2 phân lớp electron. c. X là nguyên tố kim loại. d. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 5 orbital chứa electron. Câu 2. Sulfur ( 16 S) và chlorine ( 17 Cl) thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. a. Theo xu hướng biến đổi tính phi kim, S có tính phi kim mạnh hơn Cl. b. Số electron hóa trị của nguyên tử S, Cl lần lượt là 4 và 5. c. Tính acid của sulfuric acid (H 2 SO 4 ) yếu hơn tính acid của perchloric acid (HClO 4 ). d. Khi phản ứng với K điều kiện thích hợp, đều tạo ra hợp chất cộng hóa trị. Câu 3. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói về hợp chất sodium oxide (Na 2 O)? Cho số hiệu nguyên tử của Na, O lần lượt là 11 và 8. a. Phân tử Na 2 O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na + và một ion O 2- . b. Có nhiệt độ nóng chảy cao do liên kết ion tương đối bền vững. c. Là chất rắn trong điều kiện thường. d. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon tetrachloride,... Câu 4. Cho bảng số liệu sau: Chất Nước (H 2 O) Ammonia (NH 3 ) Methane (CH 4 ) Khối lượng mol (g/mol) 18 17 16 Nhiệt độ sôi ( o C) ở 1 atm 100,0 –33,5 –161,58 a. Methane có nhiệt độ sôi thấp trong dãy chất trên do khối lượng mol phân tử nhỏ nhất. b. Phân tử H 2 O tạo được nhiều liên kết hydrogen hơn so với phân tử NH 3 .
c. Liên kết C – H trong phân tử CH 4 kém phân cực hơn liên kết N – H trong phân tử NH 3 . d. Liên kết O – H trong phân tử H 2 O phân cực mạnh hơn liên kết N – H trong phân tử NH 3 . PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các ion sau: Ca 2+ , F – , Al 3+ và N 3- . Có bao nhiêu ion có cấu hình electron của khí hiếm neon? Cho số hiệu nguyên tử của N, F, Al, Ca lần lượt là 7, 9, 13, 20. Câu 2. Almelec là hợp kim của aluminium (Al) với một lượng nhỏ magnesium (Mg) và silicon (Si). Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ, dẫn điện tốt và bền. Bán kính nguyên tử của ba nguyên tố nhận một số ba giá trị sau: 143 pm, 118 pm, 160 pm. Cho số hiệu nguyên tử của Mg, Al, Si lần lượt là 12, 13, 14. Bán kính nguyên tử của nguyên tố aluminium là bao nhiêu pm? Câu 3. Cho mô hình tinh thể NaCl như hình dưới: Có bao nhiêu ion chloride (Cl – ) bao quanh gần nhất với ion sodium (Na + )? Câu 4. Trong phân tử HCOOH có x liên kết và y liên kết . Tổng giá trị của (x + y) bằng bao nhiêu? Câu 5. Bảng dưới đây cho thấy cấu trúc điện tử (sự phân bố electron trên các lớp vỏ) của bốn nguyên tử X, Y, Z, T. Nguyên tử Sự phân bố electron trên các lớp vỏ X 2, 8, 1 Y 2, 8, 4 Z 2, 8, 7 T 2, 8, 8 Có bao nhiêu cặp nguyên tố khi kết hợp với nhau tạo thành hợp chất chứa liên kết cộng hoá trị? Câu 6. Ba nguyên tố X, Y, Z thuộc cùng một chu kì và có tổng số hiệu nguyên tử là 40. Cho biết, X, Y thuộc hai nhóm liên tiếp và X phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường, thu được dung dịch làm xanh giấy quỳ tím. Nguyên tố Z đứng vị trí thứ mấy trong chu kì đó tính theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.