Nội dung text Chủ đề 3 - (15 tiết) - Hoàn thiện bản thân.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Chân trời sáng tạo 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHỦ ĐỀ 3. HOÀN THIỆN BẢN THÂN I. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, HS có khả năng: - Thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống. - Thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và thực hiện cam kết đề ra. - Điểu chỉnh được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau. - Lập và thực hiện được kế hoạch phát triển tài chính cho bản thân trong điêu kiện phù hợp. TUẦN 1: TRANH BIỆN VỀ VẤN ĐỀ “TẦM QUAN TRỌNG CỦA TUÂN THỦ KỈ LUẬT, QUY ĐỊNH CỦA NHÓM, LỚP, TẬP THỂ TRƯỜNG, CỘNG ĐỒNG” I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng: - Nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng. - Rèn luyện kỹ năng tranh biện, tư duy phản biện và lập luận cho học sinh. - Tạo môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh, đoàn kết trong tập thể. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV - Ban tổ chức: • 2 học sinh phụ trách dẫn dắt chương trình. • 1 học sinh ghi chép ý kiến tranh biện. • 1 thầy/cô giáo giám sát. - Hai đội tranh biện: • Mỗi đội gồm 5 học sinh. • Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng và 1 thư ký. 2. Đối với HS: - Chuẩn bị nội dung tranh biện II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1. Chào cờ, báo cáo theo dõi thi đua tuần cũ Hoạt động 2. Tranh biện về vấn đề “Tầm quan trọng của tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng” a) Mục tiêu: HS nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng. b) Nội dung - Tổ chức thực hiện: * Giới thiệu và khởi động (5 phút): - Ban tổ chức giới thiệu các thành viên hai đội tranh biện và ban giám khảo.
Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Chân trời sáng tạo 2 Nêu ra các quy tắc tranh biện. - Khởi động bằng một câu hỏi ngắn gọn liên quan đến chủ đề tranh biện để thu hút sự chú ý của học sinh. * Trình bày quan điểm (20 phút): - Mỗi đội lần lượt trình bày quan điểm của mình về vấn đề tranh biện trong 5 phút. - Đội chính phủ: Khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ kỉ luật, quy định. - Đội phản biện: Nêu ra những hạn chế và thách thức của việc tuân thủ kỉ luật, quy định. - Sau mỗi phần trình bày, ban giám khảo có 2 phút để đặt câu hỏi cho đội trình bày. * Tranh biện (25 phút): - Hai đội lần lượt tranh biện dựa trên các câu hỏi của ban giám khảo và đưa ra phản biện cho quan điểm của nhau. - Mỗi học sinh được phép trình bày ý kiến trong tối đa 2 phút. - Ban tổ chức điều phối trật tự và đảm bảo cho mỗi học sinh có cơ hội tham gia tranh biện. - Ban giám khảo ghi nhận lại những ý kiến tranh biện của hai đội. * Tóm tắt và kết luận (10 phút): - Mỗi đội cử đại diện tóm tắt lại những quan điểm chính của đội mình trong 2 phút. - Thư ký của ban tổ chức tóm tắt lại những ý kiến chính được đưa ra trong buổi tranh biện. - Ban giám khảo đưa ra nhận xét và kết luận về vấn đề tranh biện. * Khen thưởng: Ban tổ chức trao giấy khen cho đội tranh biện có phần trình bày và lập luận tốt nhất. ĐÁNH GIÁ Một số HS chia sẻ những điều các em rút ra được sau khi tham gia hoạt động. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỔI HS hiểu được tầm quan trọng của tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng. * * * * * TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2 CHỦ ĐỀ 3 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Xác định những biểu hiện về tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống - Tìm hiểu cách thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và thực hiện cam kết đề ra 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Năng lực tự chủ, tự học: khám phá cách làm thể hiện sự phát triển mối quan hệ với thầy cô, thể hiện sự hợp tác và phát triển môi quan hệ với các bạn b. Năng lực đặc thù môn học: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: từ những kiến thức tìm hiểu được HS biết cách thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và thực hiện cam kết đề ra 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập.
Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Chân trời sáng tạo 3 - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các vấn đề thực tế liên quan. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: ● Giáo án, SGK, SGV ● Máy tính, máy chiếu (nếu có) ● Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung 2. Đối với HS: ● SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò và nhận biết được tầm quan trọng về vấn đề thể hiện sự trưởng thành của bản thân thông qua trò chơi “Đối đầu thử thách” b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên c. Sản phẩm: Nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đối đầu thử thách“ - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Mỗi nhóm được phát 1 bộ hình vẽ các trở ngại + Các nhóm sẽ dán các ảnh trên giấy những áp lực mình gặp trong cuộc sống và trình bày cách giải quyết các vấn đề đó bên cạnh + Các nhóm trình bày trước lớp + Đội thắng cuộc là đội được các đội khác đánh giá cao nhất cách giải quyết vấn đề + Áp lực học hành, Định hướng nghề nghiệp; Tài chính hạn hẹp; Xây dựng mqh gia đình; Xây dựng mqh xã hội; Mất cân bằng gđ và xh; Vấn đề sức khoẻ; Quản kí thời gian; Áp lực dư luận xã hội Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và tham gia chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội dành chiến thắng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - Đặt vấn đề vào chủ đề mới: Trong hành trình cuộc sống, chúng ta đều là những nhân vật chính trong câu chuyện của mình. Làm thế nào để làm chủ bản thân, vượt qua những trở ngại, theo đuổi ước mơ, dệt nên 1 câu chuyện cuộc đời mình thật đẹp! Chúng ta sẽ cùng vạch định những điều đó qua bài học hôm nay Nhận thấy mình đnag gặp thử tháchv ới những vấn đề gì và có ý thức giải quyết vấn đề đó.
Giáo viên: Cô Nhung Cute - 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN khối 12 – Chân trời sáng tạo 4 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Xác định những biểu hiện về tinh thần trách nhiệm, sựtrung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống a. Mục tiêu: - HS nhận biết những biểu hiện về tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống. - Xác định những biểu hiện của tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống. b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên. c. Sản phẩm: HS có thể xác định những biểu hiện về tinh thần trách nhiệm, sựtrung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Xác định những biểu hiện về tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm xác định những biểu hiện về tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống, thông qua các tình huống cụ thể + TH1: Chỉ ra hành động thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự trung thực của bạn An trong trường hợp dưới đây:Trên đường đi học, bạn An đã vô tình làm vỡ gương xe ô tô đang đỗ ven đường. Bạn tìm chủ nhân của chiếc xe nhưng không thấy. Để kịp giờ học, bạn đã để lại mẩu giấy với lời nhắn: Cháu rất xin lỗi về việc đã làm vỡ gương xe ô tô. Xin liên hệ với cháu qua số điện thoại 090..., cháu sẽ đền bù thiệt hại này. + TH2: Chỉ ra ý thức tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống của bạn Bích trong trường hợp dưới đây: Bích thường chở Cúc đi học bằng xe đạp điện. Sáng nay, trên đường đi học, hai bạn gặp Hồng đang sửa xe. Vì sợ muộn học, nên Hồng nhờ Bích cho đi cùng. Bích lo Hồng bị muộn học, nhưng vẫn phải từ chối bạn. Đến ngã tư, gặp đèn đỏ, khi đó rất ít xe qua lại nên Cúc giục Bích vượt đèn đỏ, vì sợ bị ghi tên nếu đến trường muộn. Bích vẫn kiên nhẫn chờ đèn xanh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1. Xác định những biểu hiện về tinh thần trách nhiệm, sựtrung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống - TH1: + An không chỉ để lại lời nhắn xin lỗi mà còn cung cấp thông tin liên lạc để chủ nhân của xe có thể liên hệ và An sẽ đền bù thiệt hại. Điều này cho thấy sự chịu trách nhiệm và mong muốn giải quyết vấn đề một cách trung thực và công bằng. - TH2: Ý thức tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống của bạn Bích: - Từ chối vi phạm quy tắc giao thông: Bích đã từ chối yêu cầu của Hồng để chở đi vì sợ muộn học. Điều này cho thấy Bích không muốn vi phạm quy tắc giao thông và duy trì trật tự trên đường. - Tuân thủ đèn đỏ: Bích đã kiên nhẫn chờ đèn xanh tại ngã tư, mặc dù Cúc giục vượt đèn đỏ. Hành động này thể hiện sự tuân thủ nghiêm túc đối với quy tắc giao thông và tôn trọng đối với luật lệ đường sá. - Chia sẻ về những trường hợp thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống của bản thân hoặc của người khác mà em biết.