Nội dung text 41. Sở GD Bình Phước (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
Câu 8: Từ bảng trên, em hãy cho biết trong các loài trên loài nào có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người? A. Gorilla B. Đười ươi C. Tinh tinh D. Gorilla và đười ươi Câu 9: Bằng chứng tiến hóa chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài thể hiện ở bảng trên là bằng chứng nào sau đây? A. Bằng chứng cơ quan tương đồng B. Bằng chứng cơ quan tương tự C. Bằng chứng tế bào học D. Bằng chứng sinh học phân tử Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Một nhà sinh thái học quan sát và ghi chép được trên một khu rừng nhỏ có một quần thể bướm hổ vằn là 200 con, gồm 130 con đực và 70 con cái, chúng hút mật hoa nhưng đồng thời cũng thụ phấn cho hoa. Câu 10: Nhà sinh thái học có thể đang nghiên cứu về đặc trưng nào của quần thể? A. Kích thước quần thể và mật độ cá thể B. Kiểu phân bố và mật độ cá thể C. Kích thước quần thể và tỉ lệ giới tính D. Mật độ cá thể và tỉ lệ giới tính Câu 11: Mối quan hệ sinh thái giữa những bướm hổ vằn và cây hoa là A. Hợp tác B. Cạnh tranh C. Ký sinh D. Hội sinh Câu 12: Trong điều trị bệnh thiếu hụt enzyme hypoxanthine-guanine phosphoribosyltransferaza (HGPRT), một nhóm nhà khoa học sử dụng liệu pháp gene để chuyển gene HGPRT bình thường vào tế bào của bệnh nhân. Liệu pháp gene trong trường hợp này là gì? A. Đưa gene bình thường vào cơ thể bệnh nhân để phá hủy gene đột biến. B. Đưa gene bình thường vào cơ thể bệnh nhân để ức chế biểu hiện của gene đột biến. C. Đưa gene bình thường vào cơ thể bệnh nhân để tạo enzyme hoạt động. D. Đưa gene bình thường vào cơ thể bệnh nhân để chỉnh sửa gene đột biến. Câu 13: Bảo tồn đa dạng sinh học là bảo vệ là quản lí A. cá thể, quần thể và quần xã sinh vật. B. nguồn gene và các loài sinh vật, các hệ sinh thái. C. các hóa thạch, sinh vật sống và sinh cảnh. D. nguồn gene, các hóa thạch và sinh vật sống. Câu 14: Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là A. Loài chủ chốt B. Loài thứ yếu C. Loài đặc trưng D. Loài ưu thế
Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Phenylketonuria (PKU) là một trong những bệnh gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể người. Bệnh do một đột biến lặn ở gene mã hóa enzyme xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa phenyl alanine trong cơ thể. Gene đột biến không tạo ra được enzyme có chức năng nên phenyl alanine không được chuyển hóa thành tyrosine, dẫn đến amino acid này ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm cho bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí. Tỉ lệ mắc PKU là khoảng 1/10000 ở người da trắng và dân số Đông Á. Mặc dù bệnh này ít phổ biến hơn ở dân số người Mỹ gốc Phi với tỉ lệ mắc khoảng 1/50000. Câu 15: Xét nghiệm máu của bệnh nhân bị PKU để xác định được lượng amino acid phenyl alanine dư thừa thuộc phương pháp nghiên cứu di truyền nào ở người? A. Di truyền tế bào B. Di truyền hóa sinh C. Mô phỏng học D. Di truyền phân tử Câu 16: Một cặp vợ chồng người Việt có con thứ nhất bình thường, người vợ có bố mẹ bình thường nhưng anh ruột bị PKU. Bên phía người chồng có chồng và các thành viên bình thường về bệnh. Phát biểu tư vấn di truyền nào dưới đây là phù hợp với cặp vợ chồng này khi họ có dự định sinh con lần thứ hai? A. Vì đứa con thứ nhất bình thường nên đứa con thứ hai chắc chắn bình thường. B. Đứa con thứ nhất bình thường nên người chồng có kiểu gene đồng hợp tử trội. C. Trong thời gian người vợ mang thai cần siêu âm chẩn đoán nhằm phát hiện bệnh PKU từ sớm. D. Khả năng cặp vợ chồng này sinh đứa con thứ hai bị bệnh với xác suất xấp xỉ 0,33%. Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Nghiên cứu chuỗi thức ăn của một hồ nước thấy có bốn bậc dinh dưỡng sau đây. Vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2) ăn vi khuẩn lam và tảo; tôm, cá nhỏ (bậc 3) ăn động vật phù du; cá dữ (bậc 4) ăn tôm và cá nhỏ. Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Câu 17: Trong hệ sinh thái hồ nước trên, loài nào đóng vai trò là sinh vật sản xuất? A. Cá dữ. B. Động vật phù du. C. Vi khuẩn lam và tảo. D. Tôm và cá nhỏ. Câu 18: Việc vi khuẩn lam và tảo bùng phát do tích tụ chất khoáng từ ô nhiễm có thể gây ra hậu quả nào sau đây đối với hệ sinh thái hồ? A. Kích thích sự phát triển của động vật phù du, làm mất cân bằng chuỗi thức ăn B. Tăng lượng oxy trong nước, giúp cá dữ phát triển mạnh hơn C. Làm giảm lượng oxy hòa tan, gây chết hàng loạt sinh vật thủy sinh