PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 4. ĐỘT BIẾN GENE.pdf

1 BÀI TẬP THEO BÀI KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GENE Khái niệm: - Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan đến một hay một số cặp nucleotide - Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình - Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan đến một cặp nucleotide Các dạng đột biến điểm: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GENE 1. Nguyên nhân - Bên trong: rối loạn sinh lí, hóa sinh của tế bào (như sai sót trong quá trình nhân đôi DNA). - Bên ngoài: các tác nhân đột biến vật lí, hoá học và sinh học. Ví dụ: chất 5 - bromouracil (5 - BrU), HNO2, ethyl methane sulfonate (EMS), tia tử ngoại (UV), virus, vi khuẩn, nấm,... 2. Cơ chế phát sinh - Yếu tố bên trong: Ví dụ hiện tượng bắt cặp nhầm trong tái bản DNA BÀI 4 ĐỘT BIẾN GENE PHẦ N 5 I TÓM TẮT LÍ THUYẾT II DI TRUY CƠ SỞ PHÂN Chủ đề 1
2 BÀI TẬP THEO BÀI - Yếu tố bên ngoài: + Tác nhân hóa học làm biến đổi cấu trúc DNA theo các cách thức khác nhau VD: 5BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-C hoặc ngược lại + Các yếu tố vật lí gây ra những biến đổi trong cấu trúc của phân tử DNA và từ đó làm phát sinh đột biến + Virus và các yếu tố sinh học như vi khuẩn và nấm có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những đột biến trên phân tử DNA  VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GENE 1. Trong tiến hóa - Đột biến gene hình thành nên các biến dị khác nhau, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. - Mặc dù tần số đột biến của một gene rất nhỏ nhưng số lượng gene trên mỗi cá thể sinh vật và số lượng cá thể trong quần thể rất nhiều; vì vậy, số lượng thể đột biến trên quần thể sinh vật xuất hiện ở mỗi thế hệ thường lớn. 2. Trong chọn giống Các nhà khoa học có thể chủ động gây đột biến gene trên cơ thể sinh vật nhằm tạo ra các giống mới đáp ứng các yêu cầu sản xuất và ứng dụng. 3. Trong nghiên cứu di truyền - Các nhà khoa học chủ động gây đột biến, sau đó nghiên cứu sự biểu hiện của các thể đột biến để đánh giá vai trò và chức năng của gene. - Bên cạnh đó, nghiên cứu các thể đột biến giúp phát hiện các đột biến có lợi hoặc có hại, từ đó chủ động tạo ra các đột biến mong muốn phục vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu các gene đột biến ở cơ thể bố mẹ có thể đưa ra thông tin dự đoán về sự biểu hiện tính trạng tương ứng ở thế hệ tiếp theo. PH N 1: T ẮC NGHIỆ NHIỀU PHƢƠNG ÁN A CH N Câu 1. Đột biến điểm gồm các dạng: A. mất, thêm một cặp nucleotide. B. mất, thêm hoặc thay thế một cặp nucleotide. C. mất, thêm, thay thế hoặc đảo một cặp nucleotide. D. mất, thêm hoặc thay thế một vài cặp nucleotide. Câu 2. Thể đột biến là III BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG I
3 BÀI TẬP THEO BÀI A. những cơ thể mang allele đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình. B. những cơ thể mang đột biến gene hoặc đột biến NST. C. những cơ thể mang đột biến gene trội hoặc đột biến gene lặn. D. những cơ thể mang đột biến nhưng chưa được biểu hiện ra kiểu hình. Câu 3. Mức độ gây hại của allele đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gene mang đột biến. D. điều kiện môi trường và tổ hợp gene mang đột biến. Câu 4. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gene? A. đột biến gene luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gene. B. đột biến gene là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. đột biến gene có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. đột biến gene có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. Câu 5. Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nghiêm trọng nhất. A. mất một cặp nucleotide. B. thêm một cặp nucleotide C. thay thế một cặp nucleotide. D. đột biến mất đoạn NST. Câu 6. Hoá chất 5-BU gây đột thay thế cặp nucleotide nào sau đây? A. A-T → G-C. B. T-A → G-C. C. G-C → A-T. D. G-C → T-A Câu 7. Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gene đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. B. Đột biến gene có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. C. Gene đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. D. Đột biến gene cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. Câu 8. Những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan đến một hay một số cặp nucleotide trong gene được gọi là A. Allele mới. B. Đột biến gene. C. Đột biến điểm. D. Thể đột biến. Câu 9. Những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan đến một cặp nucleotide trong gene được gọi là A. Allele mới. B. Đột biến gene. C. Đột biến điểm. D. Thể đột biến. Câu 10. Những cơ thể mang allele đột biến đã được biểu hiện ra thành kiểu hình được gọi là A. Allele mới. B. Đột biến gene. C. Đột biến điểm. D. Thể đột biến. Câu 11. Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại allele về 1 gene nào đó trong vốn gene của quần thể? A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến lệch bội. D. Đột biến tự đa bội. Câu 12. Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotide. C. Đột biến gene là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa. D. Phần lớn đột biến gene xảy ra trong quá trình nhân đôi DNA. Câu 13. Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đột biến gene có thể tạo ra các allele mới làm phong phú thêm vốn gene trong quần thể. B. Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến 1 số cặp nucleotide trong gene. C. Trong tự nhiên, đột biến gene thường phát sinh với tần số rất thấp. D. Đột biến gene làm thay đổi cấu trúc của gene. Câu 14. Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Mức độ gây hại của allele đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gene. B. Gene đột biến khi phát sinh chắc chắn được biểu hiện ngay ra kiểu hình.
4 BÀI TẬP THEO BÀI C. Đột biến gene có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi đối với thể đột biến. D. Đột biến gene làm thay đổi chức năng của protein thường có hại cho thể đột biến. Câu 15. Nếu 1 allele đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong giảm phân thì allele đó A. được tổ hợp với allele trội tạo ra thể đột biến. B. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu allele đó là allele gây chết. C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối. D. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình. Câu 16. Hóa chất gây đột biến 5BU khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành G-C. Quá trình này được mô tả bằng sơ đồ: A. A - T → G - 5BU → C - 5BU → G – C. B. A - T → A - 5BU → G - 5BU → G – C. C. A - T → C - 5BU → G - 5BU → G – C. D. A - T → G - 5BU → G - 5BU → G - C Câu 17. Loại đột biến điểm nào xảy ra làm tăng 2 liên kết hydrogen của gene? A. Thêm 1 cặp nucleotide A - T. B. Thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - C. C. Thay thế 2 cặp A - T bằng 2 cặp T - A. D. Mất 1 cặp nucleotide A - T. Câu 18. Loại đột biến điểm nào xảy ra làm giảm 2 liên kết hydrogen của gene A. Thêm 3 cặp nucleotide G - C. B. Thay thế 3 cặp A - T bằng 3 cặp G - C. C. Thay thế 3 cặp A - T bằng 3 cặp T-A. D. Mất 1 cặp nucleotide A - T. Câu 19. Khi nói về đột biến gene, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình nhân đôi DNA không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gene. II. Đột biến gene trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể erhđột biến. III. Đột biến gene chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân vật lí, hóa học. IV. Nếu cơ chế di truyền ở cấp phân tử không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đều làm phát sinh đột biến gene. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 20. Khi nói về đột biến gene, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến thay thế một cặp nucleotide có thể làm cho chuỗi pôlipeptit mất đi nhiều amino acid. II. Đột biến mất một cặp nucleotide ở cuối gene có thể làm cho gene mất khả năng phiên mã. III. Đột biến thêm một cặp nucleotide có thể làm giảm tổng liên kết hiđro của gene. IV. Đột biến thay thế một cặp nucleotide có thể chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 21. Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì không thể phát sinh đột biến gene. B. Cơ thể mang gene đột biến luôn được gọi là thể đột biến. C. Đột biến gene luôn được di truyền cho thế hệ sau. D. Quá trình tự nhân đôi DNA không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gene. Câu 22. Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotide có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+C) của gene. B. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến. C. Đột biến gene có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gene. D. Những cơ thể mang allele đột biến đều là thể đột biến. Câu 23. Khi nói về đột biến gene, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi ở dạng dị hợp, đột biến gene trội cũng được gọi là thể đột biến. B. Đột biến gene có thể được phát sinh khi DNA nhân đôi hoặc khi gene phiên mã. C. Đột biến gene được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gene đều được di truyền cho đời sau. D. Trong cùng một tế bào, tất cả các gene đều bị đột biến với tần số như nhau. Câu 24. Khi nói về đột biến gene, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nucleotide dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA, gây đột biến thay thế một cặp nucleotide. II. Đột biến gene tạo ra các allele mới làm phong phú vốn gene của quần thể.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.