PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo.pdf

Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Website: tailieugiaovien.edu.vn Ngày soạn: Ngày dạy: : CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG BÀI 17: TẾ BÀO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài này, HS: + Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào. + Nêu được hình đạng và kích thước của một số loại tế bào. + Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phấn chính của tế bào. + Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật. Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh. + Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. + Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong học tập khi tim hiểu về tế bào + Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi về đặc điểm cấu tạo và sự phân chia của tế bào. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được của bài tế bào để giải quyết vấn để liên quan trong học tập và trong cuộc sống. - Năng lực khoa học tự nhiên
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Website: tailieugiaovien.edu.vn + Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm và chức năng của tế bào; Nêu được hình dạng và kích thước điển hình của một số loại tế bào; Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần chính của tế bào; Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật; Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cảy xanh; Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống; Nhận biết được sự lớn lên và phân chia của tế bào và nêu được ý nghĩa của quá trình đó. + Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật, tế bào thực vật; + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng liên quan trong thực tiễn như: sự lớn lên của sinh vật, hiện tượng lành vết thương, hiện tượng mọc lại đuôi ở một số sinh vật,.... 3. Phẩm chất + Yêu thích thế giới tự nhiên, yêu thích khoa học; + Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm; + Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: tranh ảnh, slide,máy chiếu, SGV,... 2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Website: tailieugiaovien.edu.vn Mỗi viên gạch trong một ngôi nhàm mỗi căn hộ trong một tòa chung cu, mỗi khoang nhỏ trong một tổ ong đều là những đơn vị, cơ sở trong một hệ thông lớn. Vậy trong cơ thể, đơn vị sống là gì? Bài 17: Tế bào hôm nay mà chúng ta theo học sẽ trả lời cho câu hỏi đó B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẾ BÀO Hoạt động 1: Tế bào là gì? a. Mục tiêu: HS nhận ra tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi cơ thể sống và nhận biết hình dạng, kích thước đặc trưng của một số loại tế bào. b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bƣớc 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV sử dụng kĩ thuật hỏi – đáp, thiết kế hoạt động cho HS thảo luận các câu hỏi trong SGK, 1. Quan sát hình 17.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì? 2. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích I. Khái quát chung về tế bào a. Tìm hiểu tế bào là gì? Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào. Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của mọi vật sống thực hiện các chức năng: trao đôi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh
Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo Website: tailieugiaovien.edu.vn thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào băng những cách nào? Lấy ví dụ. 3. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3. Sau đó Gv yêu cầu HS Trả lời thêm câu hỏi củng cố: * Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? - Bƣớc 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm quan sát tranh và hình thảo luận ghi lại câu trả lời - Bƣớc 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bƣớc 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK. trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản b. Tìm hiểu kích thước và hình dạng tế bào * Hình 17.2: Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị um (micrometre, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimetre, tế bào trứng). Có thể quan sát tế bào bằng kinh hiển vi, kinh lúp, mắt thường tuỳ vào kích thước của tế bào Ví dụ: tế bào vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá có thể quan sát bằng kính lúp và mắt thường. * Hình 17.3: Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ), ... * Củng cố: Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.