PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 12. Đại cương về polymer (Bản 2).docx

BÀI 12: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIMER I. MỤC TIÊU  1. Kiến thức: - Viết được công thức cấu tạo và gọi tên được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6). - Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer). - Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp. 2. Năng lực: * Năng lực chung:  - Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về polymer. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về khái niệm, tính chất vật lí, tính chất hoá học và phương pháp tổng hợp polymer. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao khối lượng nguyên tử được coi gần đúng là khối lượng của hạt nhân nguyên tử? * Năng lực hóa học:  a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: - Viết được công thức cấu tạo và gọi tên được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6). - Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer). - Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp. b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tìm ra tính chất vật lí và tính chất hoá học của polymer.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được polymer nào được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp và polymer nào được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng. 3. Phẩm chất:  - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về khái niệm, tính chất vật lí, tính chất hoá học, phương pháp tổng hợp polymer. - HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao. - Một số polymer là những loại vật liệu gần gũi với đời sống, khi tìm hiểu về chúng qua đó có thể trang bị cho HS một cách nhìn tổng thể về các hợp chất polymer. GV truyền đạt để HS thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của các vật liệu polymer trong đời sống và sản xuất từ đó sẽ tạo cho học sinh lòng ham muốn và say mê tìm hiểu khi học bài này. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đồ vật thông dụng được làm từ nhựa: túi nylon, vỏ chai dầu gội đầu (PE), hộp nhựa (PP), mảnh hộp xốp (PS), chai nước (PET), bông, tơ tằm, tơ nylon, polyester, cao su. - Hình ảnh về vật liệu composite, các sản phẩm chế tạo từ polymer. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:  1. Hoạt động 1: Khởi động  a) Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. b) Nội dung:  GV giới thiệu 1 số vật liệu polymer đã chuẩn bị sẵn và chiếu một số hình ảnh sau và yêu cầu HS cho biết các vật liệu trong hình ảnh được tạo nên từ hợp chất nào?
c) Sản phẩm: HS dựa vào hình ảnh, đưa ra dự đoán của bản thân. d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân, GV gợi ý, hỗ trợ HS. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới  Hoạt động 2.1: Khái niệm và danh pháp a. Mục tiêu: Viết được công thức cấu tạo và gọi tên được tên của một số polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-diene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6). b. Nội dung: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu bài tập sau: Phiếu học tập số 1 Trùng hợp ethylene để tạo thành polyethylene (PE): 1. Em hãy so sánh về thành phần nguyên tố, phân tử khối của polyethylene so với ethylene? 2. Polyethylene là polymer, ethylene là 1. So sánh polyethylene so với ethylene: - Thành phần nguyên tố: giống nhau (có nguyên tố C, H). - Phân tử khối: polyethylene có phân tử khối rất lớn so với ethylene. 2. Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. - Monomer là những phân tử nhỏ, phản ứng với nhau để tạo nên polymer. 3. Các polymer đơn giản có tên gọi chung

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.