Nội dung text ÔN TẬP CHƯƠNG 7_LỜI GIẢI.pdf
ÔN TẬP CHƯƠNG V PHẦN 1. BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Một doanh nghiệp sản xuất xe ô tô khảo sát lượng xăng tiêu thụ trên 100 km của một số loại xe ô tô trên thị trường. Kết quả khảo sát 100 chiếc xe được biểu diễn trong hình bên. a) Tần số tương đối của số lượng xe ô tô tiêu thụ dưới 5 lít xăng cho 100 kmlà A. 24% . B. 39%. C. 61% . D. 76% . b) Khoảng tiêu thụ xăng phổ biến nhất là A. Từ 4 đến dưới 4,5 lít. B. Từ 4,5 đến dưới 5 lít. C. Từ 5 đến 5,5 lít. D. Từ 5,5 đến 6 lít. c) Trong tất cả những chiếc xe được khảo sát, có bao nhiêu chiếc xe tiêu thụ hết từ 5 đến dưới 5,5 lít xăng khi đi hết quãng đường 100 km? A. 34. B. 27 . C. 15 . D. 24 . Lời giải a) Chọn: B Tần số tương đối của số lượng xe ô tô tiêu thụ dưới 5 lít xăng cho 100 km là15% 24% 39% + = Vậy tần số tương đối của số lượng xe ô tô tiêu thụ dưới 5 lít xăng cho 100 km là 39%. b) Chọn:C Khoảng tiêu thụ xăng phổ biến là từ 5 đến 5,5 lít. c) Chọn:A Số chiếc xe tiêu thụ hết từ 5 đến dưới 5,5 lít xăng khi đi hết quãng đường 100 km là: Ta có 100% m f N = × suy ra 34% 100 34 100% 100% f n m × × = = = (chiếc xe). Vậy trong tất cả những chiếc xe được khảo sát, có 34 chiếc xe tiêu thụ hết từ 5 đến dưới 5,5 lít xăng khi đi hết quãng đường 100 km .
2. Kết quả khảo sát thời gian sử dụng liên tục (đơn vị: giờ) từ lúc sạc đầy cho đến khi hết pin của một số máy vi tính cùng loại được thống kê lại ở bảng sau: Thời gian sử dụng pin (giờ) 7, 2;7, 4 7, 4;7,6 7,6;7,8 7,8;8 Tần số 2 4 7 6 a) Cỡ mẫu của cuộc khảo sát là A. 18 . B. 19 . C. 20 . D. 22 . b) Số lượng máy tính có thời gian sử dụng từ 7,4 đến dưới 7,8 giờ là A. 11 . B. 12 . C. 13 . D. 14 . c) Tỉ lệ máy tính có thời gian sử dụng từ 7,6 giờ trở lên là A. 27,7% . B. 68, 42% . C. 33,3% . D. 72,3% . Lời giải a) Chọn: B Cỡ mẫu của cuộc khảo sát là: 2 4 7 6 19. + + + = b) Chọn: A Số lượng máy tính có thời gian sử dụng từ 7,4 đến dưới 7,8 giờ là: 4 7 11 + = (giờ). c) Chọn: B Tỉ lệ máy tính có thời gian sử dụng từ 7,6 giờ trở lên là: 7 6 100% 100% 68, 42%. 19 m f N + = × = × » Vậy tỉ lệ máy tính có thời gian sử dụng từ 7,6 giờ trở lên khoảng 68, 42% . 3. Bảng dưới đây ghi lại cự li ném tạ (đơn vị: mét) của một vận động viên trước và sau một đợt tập huấn đặc biệt. Cự li m 20;20, 2 20, 2;20, 4 20, 4;20,6 20,6;20,8 20,8;21 21;21,2 Tần số trước đợt tập huấn 3 5 5 2 1 0 Tần số sau đợt tập huấn 1 2 4 5 3 1 a) Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20, 4 m trước khi tập huấn là A. 18,75%. B. 25% . C. 31, 25% . D. 50%. b) Tần số tương đối của số lần vận động viên ném từ 20,8 m trở lên sau khi tập huấn là A. 20% . B. 25% . C. 30%. D. 35%. c) Tần số tương đối của số lần vận động viên ném từ 20,8 m trở lên sau khi tập huấn tăng thêm A. 18,75%. B. 30,5%. C. 35%. D. 37,5% .
d) Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20, 2 m sau khi tập huấn giảm đi A. 12,5%. B. 15,5% . C. 35%. D. 37,5% . Lời giải a) Chọn: D Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20,4 m trước khi tập huấn là 18,75% 31, 25% 50% + = b)Chọn: B Tần số tương đối của số lần vận động viên ném từ 20,8 m trở lên sau khi tập huấn là 18,75% 6, 25% 25% + = . c)Chọn:A Tần số tương đối của số lần vận động viên ném từ 20,8 m trở lên sau khi tập huấn tăng thêm là: (18,75% 6, 25%) 6, 25% + - =18,75% . Vậy tần số tương đối của số lần vận động viên ném từ 20,8m trở lên sau khi tập huấn tăng thêm 18,75%. d) Chọn:A Tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20, 2 m sau khi tập huấn giảm đi là 18,75% 6, 25% 12,5% - = Vậy tần số tương đối của số lần vận động viên ném dưới 20, 2 m sau khi tập huấn giảm đi 12,5%. B. BÀI TẬP TỰ LUẬN 4. Khảo sát các học sinh lớp 6 của một trường Trung học cơ sở về thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình trong một ngày (đơn vị: giờ), kết quả thu được như hình bên. a) Có bao nhiêu bạn tham gia cuộc khảo sát, biết rằng có 4 bạn sử dụng mạng xã hội từ 4,5 giờ trở lên? b) Một người cho rằng có trên 50% học sinh tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội từ 3 giờ trở lên mỗi ngày. Nhận định của người đó có hợp lí không? Tại sao?
Lời giải a) Tỉ lệ số bạn sử dụng mạng xã hội trên 4,5 giờ là 3,3% Khi đó, số bạn học sinh bạn tham gia cuộc khảo sát là: 4 100% 121 3,3% × » (bạn). Vậy 121 bạn tham gia cuộc khảo sát. b) Ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm như sau: Thời gian sử dụng mạng xã hội mỗi ngày (phút) 5;9 9;13 13;17 17;21 Tần số tương đối 30,56% 19, 44% 25% 25% Dựa vào bảng tần số tương đối ghép nhóm, ta thấy tần số của số học sinh sử dụng mạng xã hội từ 3 giờ trở lên mỗi ngày là:10% 3,3% 13,3%. + = Do đó nhận định có trên 50% học sinh tham gia khảo sát sử dụng mạng xã hội trên 3 giờ mỗi ngày là một nhận định sai. 5. Một cửa hàng ghi lại cỡ của các đôi giày đã bán trong một ngày ở bảng sau: 42 38 39 42 39 41 43 41 41 40 37 38 37 38 40 39 38 39 44 43 42 37 40 40 44 41 41 40 42 39 43 41 37 41 40 38 40 41 40 39 a) Hãy xác định cỡ mẫu, lập bảng tần số và tần số tương đối cho mẫu số liệu trên. b) Hãy vẽ biểu đồ dạng cột mô tả bảng số liệu trên. c) Cửa hàng nên nhập về để bán cỡ giày nào nhiều nhất, cỡ giày nào ít nhất? Lời giải a) Cỡ mẫu: N 4 10 40 = × = .