Nội dung text BÀI 24-KHTN 7-CTSTxST.doc
BÀI 24: THỰC HÀNH CHỨNG MINH QUANG HỢP Ở CÂY XANH Câu 1 <NB> Trong thí nghiệm 1 dung dịch iodine có tác dụng gì? A. Nhận biết cây xanh quang hợp B. Nhận biết tinh bột C. Phát hiện oxygen D. Cả A,B,C đều đúng. Câu 2 <TH> Cho các bước sau: 1. Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày (Hình 24.1). 2. Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm(Hình 24.2c). 3. Bỏ lá cây vào cốc thuỷ tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine pha loãng (Hình 24.2d). Nhận xét về màu sắc của lá cây. 4. Đem chậu cây ra để chỗ có nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn điện 500 W) từ 4 – 8 giờ. 5. Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 90 o đun cách thuỷ trong vài phút (hoặc cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục) (Hình 24.2b). 6. Sau 4 – 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thuỷ tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây (Hình 24.2a). Trình tự các bước thí nghiệm xác định có sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh là: A.1-2-3-4-6-5 B.1-4-3-2-5-6 C.1-4-6-5-2-3 D.2-3-6-5-4-1 Câu 3 <NB>Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt có tác dụng gì ? A. Ngăn thoát hơi nước B. Ngăn ánh sáng C. Tạo lá có 2 phần: 1 phần nhận ánh sáng, 1 phần không nhận được ánh sáng D. Cả A,B,C đúng Câu 4 <TH> (Bài 24.1 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7): Vì sao phải dùng băng giấy đen để che phủ một phần của lá cây trên cả hai mặt? A. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá. B. Để phần bị che phủ không tiếp xúc với ánh sáng. C. Để xác định mẫu lá khảo sát thí nghiệm. D. Giúp lá cây không bám bụi cũng như dễ xác định mẫu thí nghiệm trên cây. Câu 5 <NB> Đun sôi lá cây thí nghiệm bằng nước cất có tác dụng gì? A. Để ngưng hoạt động sống của tế bào B. Tẩy hết lục lạp C. Làm trắng lá D. Diệt vi khuẩn
Câu 6 <TH> (Bài 24.2 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7): Sau khi tháo băng giấy đen ở lá thí nghiệm, một bạn đã tiến hành thử tinh bột có trong lá thí nghiệm qua các bước sau: (1) Cho lá cây thí nghiệm vào ống nghiệm chứa cồn và đun cách thuỷ. (2) Đun sôi lá cây thí nghiệm. (3) Nhỏ thuốc thử iodine vào lá cây. (4) Rửa sạch lá cây trong cốc nước. Hãy sắp xếp lại trình tự tiến hành cho đúng. A. (1) – (4) – (3) – (2). B. (1) – (4) – (2) – (3). C. (2) – (1) – (4) – (3). D. (2) – (1) – (3) – (4). Câu 7 <TH>Đun cách thuỷ lá cây thí nghiệm bằng cồn 90º có tác dụng gì? A. Để ngưng hoạt động sống của tế bào B. Tẩy hết lục lạp C. Làm trắng lá D. Diệt vi khuẩn Câu 8 <TH> (Bài 24.3 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7): Trước khi che phủ một phần của lá, tại sao chúng ta phải để cây vào chỗ tối ít nhất hai ngày? A. Để lá bị che phủ và lá không bị che phủ đều như nhau trước khi tiến hành thí nghiệm. B. Để lá cây tạm ngừng hoạt động quang hợp. C. Để tinh bột trong lá cây được vận chuyển đến bộ phận khác. D. Tất cả các ý trên. Câu 9 <TH> Việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích gì? A. Tạo 2 trạng thái đối lập B. Để dễ kiểm chứng C. Có mẫu đối chứng D. Khi có ánh sáng cây quang hợp, không có ánh sáng cây không quang hợp; nhận biết được sản phẩm tạo ra khi cây quang hợp. Câu 10 <TH> (Bài 24.6 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7): Việc đưa nhanh que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm nhằm mục đích A. xác định loại khí có trong ống nghiệm. B. cung cấp khí carbon dioxide. C. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm. D. hong khô ống nghiệm. Câu 11 <VD> Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết trong cốc B có khí oxygen? A. Đưa que diêm vào miệng cốc B sẽ không cháy. B. Đưa que diêm vào miệng cốc B sẽ có tiếng lách tách. C. Đưa que diêm vào miệng cốc B sẽ bùng cháy. D. Có bọt khí nổi lên Câu 12 (<TH> Bài 24.8 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7): Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm nào? A. Khí oxygen và chất dinh dưỡng. B. Khí carbon dioxide và tinh bột. C. Khí carbon dioxide và chất dinh dưỡng.
D. Tinh bột và khí oxygen. Câu 13 <VDC>Trồng hoa cúc người ta thường chông điện vào ban đêm nhằm mục đích gì? A. Phòng trừ sâu bệnh B.Kéo dài thời gian chiếu sáng cho cây C. Cây quang hợp nhiều, nhanh ra hoa D. Cả B,C đúng. Câu 14 <VDC>Trong 1 cây xanh, nếu cành nào đó không nhận được ảnh sáng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Cành đó dễ bị bệnh B. Cành đó sẽ bị khô, rụng đi. C. Cây xanh không quang hợp D. Cả A,B,C đều đúng II. TỰ LUẬN Câu 1 <TH> (Bài 24.4 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7): Có nên đun mẫu lá thí nghiệm trong cồn trực tiếp trên ngọn lửa không? Lời giải: - Không nên đun mẫu lá thí nghiệm trong cồn trực tiếp trên ngọn lửa. - Giải thích: Vì cồn là dung dịch dễ cháy nên nếu đun cồn trực tiếp trên ngọn lửa sẽ rất nguy hiểm. Câu 2 <TH> (Bài 25.6 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7): Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mẫu lá, tại sao phần lá không bịt băng giấy đen lại đổi màu? Lời giải: Khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mẫu lá, phần lá không bịt băng giấy đen lại đổi màu vì: Phần lá không bị che sẽ nhận được ánh sáng đầy đủ → Phần lá này sẽ tiến hành quá trình quang hợp, tạo ra tinh bột → Khi nhỏ iodine, tinh bột sẽ bắt màu với iodine khiến cho phần lá này có màu xanh tím đặc trưng. Câu 3 <TH> (Bài 24.9 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7): Vì sao chúng ta phải rót đầy nước vào trong hai ống nghiệm? Lời giải: Phải rót đầy nước vào trong hai ống nghiệm để kiểm soát loại khí được tạo thành chứa trong ống nghiệm sau thí nghiệm. Câu 4 <VD> (Bài 24.10 trang 63 SBT Khoa học tự nhiên 7): Hãy dự đoán nếu đem các cây rong ở cốc A, B tiến hành thử với thuốc thử iodine thì kết quả sẽ như thế nào. Lời giải: Dự đoán kết quả nếu đem các cây rong ở cốc A, B tiến hành thử với thuốc thử iodine: - Lá trong cốc A không có màu xanh tím đặc trưng: Để cốc A ở chỗ tối để cành rong ở cốc A không nhận được ánh sáng → Cành rong ở cốc A không tiến hành quang hợp được → Cành rong ở cốc A không tổng hợp được tinh bột → Lá trong cốc A không có màu xanh tím đặc trưng.