PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI - TIẾN HÓA LỚN VÀ CÂY PHÁT SINH CHỦNG LOẠI - GV.docx

TIẾN HÓA LỚN VÀ CÂY PHÁT SINH CHỦNG LOẠI PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Hình bên mô tả cây phát sinh chủng loại, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai? a.Chim và cá sấu có mối quan hệ họ hàng gần gũi với nhau, đặc điểm chung là trứng có vỏ. b.Có bốn loài này đều có đặc điểm chung là trứng có màng ối. c.Ếch, đười ươi, thỏ, cá sấu và chim có chung đặc điểm là có bốn chi. d.Cá ngừ, ếch, đười ươi, thỏ, cá sấu và chim có đặc điểm chung là bộ xương được hợp thành từ chất xương. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Chim và cá sấu có mối quan hệ họ hàng gần gũi với nhau, đặc điểm chung là trứng có vỏ. Đ b) Có bốn loài này đều có đặc điểm chung là trứng có màng ối. Đ c) Ếch, đười ươi, thỏ, cá sấu và chim có chung đặc điểm là có bốn chi. Đ d) Cá ngừ, ếch, đười ươi, thỏ, cá sấu và chim có đặc điểm chung là bộ xương được hợp thành từ chất xương. Đ Câu 2. Hình bên mô tả cây phát sinh chủng loại, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai? a.Năm nhóm sinh vật này đều có một tổ tiên chung. b.Nấm và thực vật có quan hệ họ hàng xa hơn so với nấm và vi khuẩn cổ. c.Mối quan hệ tiến hoá giữa các nhóm vi khuẩn và thực vật xa hơn so với các nhóm thực vật và động vật. d.Sự phát sinh mỗi nhánh tiến hóa từ một nguồn gốc tổ tiên chung thì chắc chắn đã xảy ra nhiều biến dị di truyền khác nhau. Hướng dẫn giải
Nội dung Đún g Sai a) Năm nhóm sinh vật này đều có một tổ tiên chung. Đ b) Nấm và thực vật có quan hệ họ hàng xa hơn so với nấm và vi khuẩn cổ. S c) Mối quan hệ tiến hoá giữa các nhóm vi khuẩn và thực vật xa hơn so với các nhóm thực vật và động vật. S d) Sự phát sinh mỗi nhánh tiến hóa từ một nguồn gốc tổ tiên chung thì chắc chắn đã xảy ra nhiều biến dị di truyền khác nhau. Đ a và d đúng b sai Nấm và động vật có quan hệ họ hàng gần hơn so với nấm và vi khuẩn cổ. c sai gần hơn Câu 3. Hình dưới đây minh họa cho quá trình tiến hóa, phân tích hình này, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai? a.Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành loài mới. b.Hình 2 minh họa cho quá trình tiến hóa nhỏ. c.Hình 1 minh họa cho quá trình tiến hóa lớn. d.Hình 2 diễn ra trên quy mô của một quần thể. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Hình 1 và 2 đều dẫn đến hình thành loài mới. S b) Hình 2 minh họa cho quá trình tiến hóa nhỏ. Đ c) Hình 1 minh họa cho quá trình tiến hóa lớn. Đ d) Hình 2 diễn ra trên quy mô của một quần thể. Đ Hình 1 là quá trình tiến hóa lớn, hình 2 là quá trình tiến hóa nhỏ 3 ý đúng là b,c, d Ý a sai vì tiến hóa lớn hình thành các đơn vị trên loài, còn tiến hóa nhỏ hình thành loài mới Câu 4. Hình bên mô tả cây phát sinh chủng loại, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a.Loài V vẫn còn tồn tại đến ngày nay và là loài lâu đời nhất. b.Loài W vẫn đang phát triển từ một loài trước. c.Loài X, Y và Z đã tuyệt chủng 20 triệu năm trước. d.Loài W xuất hiện lần đầu tiên 15 triệu năm trước. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Loài V vẫn còn tồn tại đến ngày nay và là loài lâu đời nhất. S b) Loài W vẫn đang phát triển từ một loài trước. S c) Loài X, Y và Z đã tuyệt chủng 20 triệu năm trước. S d) Loài W xuất hiện lần đầu tiên 15 triệu năm trước. Đ Câu 5. Một quần thể bướm màu đồng nhỏ được tìm thấy ở Eltham vào năm 1938. Con bướm này kể từ đó đã được tìm thấy ở một địa điểm ở Castlemaine và sáu địa điểm ở Kiata. Bướm đẻ trứng trên cây bụi ngọt bản địa (Bursaria spinosa) và ấu trùng trú ẩn trong tổ của loài kiến ​​Úc (Notoncus emery). Sau năm 1956 người ta cho rằng loài bướm này đã tuyệt chủng nhưng nó lại được tìm thấy vào năm 1986. Sự tuyệt chủng của loài bướm đồng ở cả ba khu vực sẽ được ngăn chặn tốt nhất bằng cách a. Loại bỏ tổ của toàn bộ loài kiến ​​Úc. b. Đốt các bụi rậm ở địa phương để loại bỏ cỏ dại cạnh tranh. c. Trồng thêm cây bursaria ngọt ở các khu vực dành riêng ở tất cả các địa điểm. d. Di chuyển quần thể đến một khu vực để mang lại sự đa dạng di truyền lớn hơn. Hướng dẫn giải Nội dung Đún g Sai a) Loại bỏ tổ của toàn bộ loài kiến ​​Úc. S b) Đốt các bụi rậm ở địa phương để loại bỏ cỏ dại cạnh tranh. S c) Trồng thêm cây bursaria ngọt ở các khu vực dành riêng ở tất cả các địa điểm. Đ d) Di chuyển quần thể đến một khu vực để mang lại sự đa dạng di truyền lớn hơn. S Loài bướm đồng này phụ thuộc vào cây bụi ngọt Bursaria spinosa để đẻ trứng, và đây là nguồn tài nguyên thiết yếu để duy trì vòng đời của chúng. Nếu không có cây bụi này, bướm không thể sinh sản. Việc trồng thêm cây này tại các địa điểm phù hợp sẽ giúp tăng nguồn thức ăn và môi trường sống cho loài. Các phương án khác không hợp lý: a sai. Loại bỏ tổ kiến: Ấu trùng của bướm này sống trong tổ của loài kiến Notoncus emery, vì vậy việc loại bỏ tổ kiến sẽ phá vỡ mối quan hệ cộng sinh và dẫn đến tuyệt chủng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.