PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text READ ONLY 2023 - 30 NGAY HUAN LUYEN THUC CHIEN TRUNG CAP - shopcotuong.com.pdf

LƯU CẨM KỲ
TƯỢNG KỲ 30 HUẤN LUYỆN THỰC CHIẾN – TRUNG CẤP 2 Tượng Kỳ 30 NGÀY HUẤN LUYỆN THỰC CHIẾN TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
TƯỢNG KỲ 30 HUẤN LUYỆN THỰC CHIẾN – TRUNG CẤP 3 LỜI NÓI ĐẦU Do quan hệ công việc, tôi tiếp xúc với kỳ thủ nghiệp dư rất nhiều. Tuy trình độ của các kỳ thủ này không đồng đều nhưng không hề có ngoại lệ đều hỏi tôi một vấn đề: Làm thế nào để nhanh chóng nâng cao kỳ nghệ? Thực ra không riêng gì kỳ thủ nghiệp dư thường hỏi vấn đề này, đây cũng là vấn đề mà các kỳ thủ chuyên nghiệp thường thảo luận với nhau, ai không muốn nhanh chóng nâng cao kỳ nghệ chứ. Trình độ mà một kỳ thủ đạt được có quan hệ với rất nhiều nhân tố, ở đây bao hàm nhân tố hoàn cảnh, nhân tố thiên phú, nhân tố trí lực, nhân tố huấn luyện v.v... Trong đó phương pháp huấn luyện khoa học hoàn toàn có thể làm cho kỳ thủ trong quá trình học tập đạt được hiệu quả học ít được nhiều, điểm này đã được nhân sĩ giới cờ nhất trí đồng thuận. Như vậy, phương pháp huấn luyện nào là tốt nhất? Nó phải làm được những điểm dưới đây: (1) Độ khó phù hợp. Đề huấn luyện phải phù hợp với trình độ của kỳ thủ nghiệp dư, nếu quá dễ thì sẽ không tạo được sự hứng thú; nếu quá khó sẽ khiến họ mất đi cảm giác đạt được thành tựu. (2) Bậc thang phát triển. Sau khi kỳ thủ nghiệp dư đã hoàn thành thuần thục một phần huấn luyện, cần phải nâng cao độ khó, khiến họ sản sinh mong muốn chinh phục thử thách mới. Kỳ thủ nghiệp dư trong quá trình chinh phục đó sẽ không ngừng nâng cao kỳ nghệ. (3) Phương pháp huấn luyện đa dạng. Khi ra đề huấn luyện, phải suy nghĩ đến tính đa dạng của nội dung huấn luyện, đề mục cần mới mẻ, khiến kỳ thủ vừa cảm thấy độ khó vừa cảm giác có ý tưởng mới, đây là điều vô cùng quan trọng. (4) Tùy người mà dạy. Kỳ thủ sơ trung cấp khi tiếp xúc với cờ tướng, bởi vì điểm quan tâm chú trọng không giống nhau, có người tương đối thích nghiên cứu bố cuộc, có người lại khá thích nghiên cứu tàn cuộc, nhưng có người lại nhận thấy năng lực chiến đấu trung cuộc của bản thân khá mạnh. Khi huấn luyện nên nhằm vào điểm tri thức nắm vững khác nhau mà ra đề huấn luyện, để đạt được mục đích sở trường bù đắp sở đoản. Quyển sách “Tượng kỳ 30 ngày huấn luyện thực chiến trung cấp” này thích hợp dùng cho trình độ kỳ sĩ cấp 5 đến kỳ sĩ nghiệp dư cấp 3. Thời gian huấn luyện mỗi lần là 40 phút, đương nhiên cũng có thể tùy theo mỗi người cụ thể mà điều chỉnh sao cho hợp lý.
TƯỢNG KỲ 30 HUẤN LUYỆN THỰC CHIẾN – TRUNG CẤP 4 Đề huấn luyện được thiết kế thành 4 phần. Phần thứ nhất là luyện tập sát pháp, chủ yếu nâng cao năng lực tính toán của kỳ thủ nghiệp dư, đặc biệt là năng lực tính toán độ sâu. Phần thứ hai là luyện tập tàn cuộc, lấy loại hình tàn cuộc 1 loại quân làm cơ bản, nhiều nhất là loại hình tàn cuộc hai loại quân. Phần thứ ba là luyện tập bố cuộc, mục đích là giúp kỳ thủ nắm bắt được các biến hóa khác nhau của cùng một loại bố cuộc và tính chuyển đổi lẫn nhau của các bố cuộc khác nhau. Phần thứ bốn là luyện tập sức ghi nhớ, chú trọng huấn luyện năng lực ghi nhớ của kỳ thủ, các cuộc cờ được chọn đều là cục diện tương đối điển hình ở trung cuộc. Mục đích của phần huấn luyện này: một là để tăng cường năng lực ghi nhớ khoảnh khắc của kỳ thủ; hai là thâm nhập sâu vào học tập bố cuộc xây dựng nền tảng, kỳ thủ sẽ ghi nhớ sâu sắc các cục diện điển hình, khi gặp các hình cờ tương tự sẽ bộc phát tiềm năng; ba là thông qua luyện tập như vậy có thể đạt được mục đích xếp lại bàn cờ thuần thục, sau này có thể tự chủ học tập xây dựng một nền tảng tốt. Khi làm bài luyện tập sức ghi nhớ, kiến nghị sau khi xem được hình cờ ban đầu, nhanh chóng gấp sách lại, bày hình cờ ban đầu đó ra, đây là một trong những cách luyện tập ghi nhớ khoảnh khắc tốt nhất. Dựa vào các nước đi gợi ý trong sách, trực tiếp xếp hình cờ kết quả đáp án lên bàn cờ, sau đó đối chiếu các nước đi để tăng thêm thể nghiệm. Kỳ thủ muốn trưởng thành trước hết cần phải biết mình rồi biết người. Sau mỗi lần huấn luyện thì tổng kết lại những điều tâm đắc, như vậy mới có thể không ngừng tiến bộ, đây là con đường tất phải trải qua của kỳ thủ chuyên nghiệp, cũng là khảo nghiệm tính kỷ luật đối với kỳ thủ, không thể sơ sài. Ở trên là thuyết minh thiết kế của quyến sách này cũng là nêu ra cách luyện tập cùng với độc giả tham khảo. Hy vọng thông qua việc học tập quyển sách này, trình độ kỳ nghệ của độc giả có thể thăng tiến vượt bậc. Đường nào cũng đến La Mã, quyển sách này chỉ là kiến thức hạn hẹp của một cá nhân, hy vọng quyển sách sẽ có tác dụng “phao chuyên dẫn ngọc” có thể gợi ý con đường luyện tập tốt nhất cho độc giả. Trong quá trình viết quyển sách này, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc khi được ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của Tống Ngọc Kiệt, Triệu Đông, Vương Mệnh Đằng, Lý Hiểu Xuân, Lý Chí Cương, Châu Hiểu Phác, Hoắc Văn Hội, Trương Chí Cường, Trương Cường, Quan Tuấn Như, Tống Ngọc Bân, Tất Kim Linh, Hàn Vân, Vương Chính, Lưu Gia v.v... Do thời gian biên soạn khá gấp gáp, trình độ người viết có hạn, nếu có chỗ nào còn thiếu sót thì kính xin độc giả phê bình chỉ điểm. Lưu Cẩm Kỳ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.