Nội dung text 2034. Nguyễn Du - Hà Tĩnh mã 279 (giải).pdf
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một lượng khí xác định khi nhiệt độ giữ không đổi với bộ dụng cụ thí nghiệm gồm: - Xi lanh trong suốt có độ chia nhỏ nhất 0,5 cm3 (1). - Pit-tông có ống nối khí trong xi lanh với áp kế (2). - Áp kế có độ chia nhỏ nhất 0,05.105 Pa (3). - Giá đỡ thí nghiệm (4). - Thước đo (5). Kết quả thu được ở bảng a) Để thay đổi thể tích của khối khí mà giữ nguyên nhiệt độ, nhóm học sinh cần di chuyển pit- tông chậm rồi ghi lại giá trị áp suất ở mỗi thể tích tương ứng. b) Từ kết quả thí nghiệm tính được giá trị trung bình của tích p.V bằng 2,96 (Pa.cm3 ) (làm tròn kết quả đến hai chữ số thập phân). c) Từ kết quả thí nghiệm nhóm học sinh có nhận xét: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. d) Từ kết quả thí nghiệm nhóm học sinh vẽ được đồ thị của áp suất theo thể tích trong hệ tọa độ p-V là một đường thẳng. Câu 2: Quả bóng thời tiết hay còn gọi là bóng thám không, là một công cụ quan trọng trong việc thu thập dữ liệu khí tượng phục vụ dự báo thời tiết. Bóng thường được bơm khí hiếm nhẹ hơn không khí do đó bóng có thể bay lên được các tầng không khí khác nhau để thu thập thông tin về độ ẩm, nhiệt độ, áp suất, tốc độ gió... a) Vỏ bóng phải làm bằng chất liệu đàn hồi để thay đổi được thể tích khí bên trong bóng vì khi bay lên thì các điều kiện về áp suất, nhiệt độ bên ngoài bóng thay đổi dẫn đến sự thay đổi thể tích khí bên trong bóng. b) Bóng thám không thường chỉ bay tới độ cao khoảng 30km đến 40km là bị vỡ do áp suất trong bóng lớn hơn áp suất không khí bên ngoài, chênh lệch này vượt giới hạn của bóng. c) Một quả bóng thám không được thả vào không gian, khí trong nó có thể tích 15,8 m3 và áp suất ban đầu bằng 1,05.105 Pa và nhiệt độ là 27°C. Quả bóng thám không sẽ bị nổ ở áp suất 27640 Pa. Khi bị nổ, quả bóng có thể tích bằng 39,5 m3 thì nhiệt độ của khí bằng -76,57 0C. d) Người ta muốn chế tạo một bóng thám không có thể tăng bán kính lên tới 15 m, khi bay ở tầng khí quyển có áp suất 0,3.105 Pa và nhiệt độ 200 K. Bóng được bơm ở áp suất 1,02.105 Pa và nhiệt độ 300 K. Khi vừa bơm xong bán kính của bóng là 12,4m.
Câu 3: Thông thường khi nhiệt độ ngoài trời khoảng 0 0 39 C 40 C thì nhiệt độ trong xe ô tô khi để ngoài trời là 0 0 65 C 70 C . Nhiệt độ này nếu để lâu ngoài trời thì sẽ phá hủy rất nhiều thiết bị trong xe ô tô, đặc biệt những thiết bị bằng da, ngoài ra nếu trong xe ô tô có vật thể lỏng như nước lọc, nước hoa...làm hội tụ ánh sáng và có thể dẫn đến cháy nổ. a) Khi để xe ô tô ngoài trời nắng, nội năng của khí trong xe sẽ giảm do ô tô nhận nhiệt và sinh công. b) Khi để ngoài trời nắng, áp suất của khí trong ô tô tăng lên do các phân tử khí nhận nhiệt và chuyển động nhanh hơn. c) Thực tế nhiệt độ của khí trong xe ô tô lại tăng nhanh khi để ngoài trời nắng, nhưng khi trời hết nắng thì nhiệt độ trong xe ô tô lại giảm chậm do xe kín, khí trong xe đối lưu kém với khí ngoài môi trường. d) Để giảm sự hấp thụ nhiệt từ môi trường bên ngoài vào trong ô tô người ta thường dùng tấm phản quang và lắp kính cách nhiệt. Câu 4: Một học sinh tiến hành thí nghiệm đun một khối nước đá đựng trong nhiệt lượng kế từ o 0 C đến khi tan chảy hết thành nước và hóa hơi ở 1000C. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt lượng mà khối nước đá nhận được từ lúc đun đến lúc bay hơi và sự thay đổi nhiệt độ của nó. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá ở o 0 C là 3,34.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là 2,26.106 J/kg, bỏ qua nhiệt dung của nhiệt lượng kế. a) Trong đoạn OA trên đồ thị, khối nước đá nhận nhiệt lượng để thực hiện quá trình nóng chảy. b) Khối nước đá đựng trong nhiệt lượng kế là 0,1kg. c) Tại điểm B lượng nước còn lại là 60 g. d) Nếu tiến hành đun đến khi lượng nước bay hơi hoàn toàn cần cung cấp nhiệt lượng tổng cộng là 301,4 kJ. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Đồ thị hình bên dưới mô tả quá trình đun nóng một khối nước đá. Dựa vào đồ thị, hãy xác định thời gian diễn ra quá trình nóng chảy của khối nước đá theo đơn vị phút. Sử dụng các thông tin sau đây cho Câu 2 và Câu 3: Bạn An dùng một ấm điện đun nước có công suất 1000W để đun 1,5kg nước có nhiệt độ ban đầu là 0oC. Một phần nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh. Giả sử công suất tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh phụ thuộc vào thời gian theo công thức P = 100 + 0,5t (trong đó P tính bằng W, t tính bằng s ). Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Câu 2: Nhiệt lượng nước trong ấm đã thu khi tăng thêm 10 C bằng bao nhiêu Jun? Câu 3: Sau 10 phút đun nước thì nhiệt độ của nước là bao nhiêu 0C (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân) ? o t ( C) O Q(kJ) 100 A B 75,4 121