Nội dung text CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC.docx
CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC MỤC LỤC -- 1 -- MỤC LỤC CHỦ ĐỀ 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN 3 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 3 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 3 CHỦ ĐỀ 2. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM 6 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 6 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 6 CHỦ ĐỀ 3. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ 8 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 8 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 8 CHỦ ĐỀ 4. ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP 9 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 9 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 9 CHỦ ĐỀ 5. ĐOẠN MẠCH SONG SONG 11 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 11 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 12 CHỦ ĐỀ 6. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM 15 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 15 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 17 CHỦ ĐỀ 7. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN 21 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 21 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 23 CHỦ ĐỀ 8. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN 25 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 25 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 26 CHỦ ĐỀ 9. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN 28 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 28 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 29 CHỦ ĐỀ 10. BIẾN TRỞ. ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT 32 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 32 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 34 CHỦ ĐỀ 11. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN 37 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 37 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 39 CHỦ ĐỀ 12. CÔNG SUẤT ĐIỆN 44 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 44 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 45 CHỦ ĐỀ 13. ĐIỆN NĂNG. CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN 48 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 48 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 50 CHỦ ĐỀ 14. BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG 52 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 52 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 53
CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC MỤC LỤC -- 2 -- CHỦ ĐỀ 15. THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN 58 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 58 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 58 CHỦ ĐỀ 16. ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ 58 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 58 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 59 CHỦ ĐỀ 17. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ 62 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 62 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 63 CHỦ ĐỀ 18. SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN 66 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 66 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 70 CHỦ ĐỀ 19. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC 71 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 71 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 77
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ9 CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC -- 3 -- CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC CHỦ ĐỀ 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó (I ∼ U). Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. 2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị U = 0 và I = 0). II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI Xác định cường độ dòng điện theo giá trị của hiệu điện thế bằng đồ thị cho trước Giả sử cần xác định giá trị của cường độ dòng điện ứng với giá trị của hiệu điện thế là U 0 ta có thể thực hiện như sau: - Từ giá trị U 0 (trên trục hoành), vẽ đoạn thẳng song song với trục tung (trục cường độ dòng điện) cắt đồ thị tại M. - Từ M vẽ đoạn thẳng song song với trục hoành (trục hiệu điện thế) cắt trục tung tại điểm I 0 . Khi đó I 0 chính là giá trị cường độ dòng điện cần tìm. Chú ý: Nếu biết giá trị cường độ dòng điện bằng cách tương tự ta có thể tìm được giá trị tương ứng của hiệu điện thế. B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ: A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng. D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm. Hướng dẫn giải: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó → Đáp án A Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ A. luân phiên tăng giảm B. không thay đổi C. giảm bấy nhiêu lần D. tăng bấy nhiêu lần Hướng dẫn giải: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ giảm bấy nhiêu lần → Đáp án C Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào? A. Giảm 3 lần B. Tăng 3 lần C. Không thay đổi D. Tăng 1,5 lần
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ9 CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC -- 4 -- Hướng dẫn giải: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này tăng 3 lần → Đáp án B Câu 4: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng? A. Cả hai kết quả đều đúng B. Cả hai kết quả đều sai C. Kết quả của b đúng D. Kết quả của a đúng Hướng dẫn giải: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào hiệu điện thế (U) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0, I = 0) → Đáp án C Câu 5: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? A. 0,5A B. 1,5A C. 1A D. 2A Hướng dẫn giải: Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên → Đáp án B Câu 6: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là: A. 4V B. 2V C. 8V D. 4000V Hướng dẫn giải: Lúc chưa giảm thì hiệu điện thế gấp 12/0,006 =2000 lần cường độ dòng điện nên sau khi giảm ta thấy cường độ dòng điện còn 2 mA. Vậy hiệu điện thế lúc đó sẽ là: U = 2000.0,002 = 4V → Đáp án A Câu 7: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I 1 , khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U 1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I 2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V? A. 1,5 lần B. 3 lần C. 2,5 lần D. 2 lần Hướng dẫn giải: Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên → Đáp án C Câu 8: Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75A? A. 6V B. 2V C. 8V D. 4V Hướng dẫn giải: Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên