PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 14. Ôn tập chương 4.docx

BÀI 14. ÔN TẬP CHƯƠNG 4 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU  1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức về polymer. - Hiểu và VDKT về polymer vào thực tiễn sản xuất và cuộc sống 2. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực luyện tập các kiến thức đã học của chương. - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để thảo luận, diễn đạt về đặc điểm, tính chất, điều chế cũng như một số ứng dụng của polymer và vật liệu polymer như chất dẻo, vật liệu composite, tơ, cao su, keo dán tổng hợp; hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và trong cuộc sống. b. Năng lực hoá học - Nhận thức hoá học: Nắm vững về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, danh pháp của polymer; trình bày và giải thích được tính chất vật lí, hoá học của các hợp chất polymer. - Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Tìm hiểu những ứng dụng trong thực tiễn liên quan đến polymer và vật liệu polymer. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Từ những hiểu biết về các loại hợp chất, vận dụng kiến thức đã học, giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn. 2. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân. - Yêu quý thiên nhiên và sử dụng hợp lí, hiệu quả các sản phẩm tự nhiên và hoá học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên
+ Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh, sơ đồ hệ thống hóa kiến thức, phiếu bài tập liên quan đến bài học. + Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh + Tài liệu: SGK Hóa học 12.  + Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.  III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt đông 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi nhớ lại cho HS những kiến thức đã học.  b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.  c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ôn tập chương 4. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về bê tông cốt thép. - GV nêu câu hỏi: Bê tông cốt thép thuộc loại vật liệu gì? Cho biết các phần chính của bê tông cốt thép. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: + Bê tông cốt thép thuộc loại vật liệu composite. + Gồm 2 phần chính: vật liệu cốt (thép) và vật liệu nền (bê tông tươi). - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau.  Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương 4 và củng cố bằng những bài tập luyện tập, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay  Bài 14 – Ôn tập chương 4. Hoạt động 2: HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC a) Mục tiêu - Tóm tắt được các nội dung cơ bản của Chương 4. - Thông qua tóm tắt kiến thức đã học, phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: HS làm việc nhóm khái quát nội dung theo từng bài học, vẽ sơ đồ tư duy nhằm khái quát các nội dung trên. Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu HS làm việc nhóm. - HS khái quát nội dung theo từng bài học. - HS vẽ sơ đồ tư duy nhằm khái quát các nội dung trên. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS treo các sơ đồ lên bảng, GV yêu cầu đại diện một số nhóm thuyết trình nội dung của nhóm mình. 1. Đại cương về polimer
- GV mời các nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV đưa ra thang điểm chấm để các nhóm tự đánh giá, sau đó thu Phiếu học tập của HS. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời. - GV giúp HS hoàn thiện các tóm tắt nội dung bài học. 2. Vật liệu polimer Hoạt động 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu - Giải được các bài tập ôn tập để củng cố kiến thức. - Thông qua củng cố kiến thức, giải bài tập phát triển được năng lực chung và năng lực hoá học. b) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu HS nghiên cứu các yêu cầu trong Phiếu học tập, thảo luận nhóm và hoàn thành các bài tập: 1. Trong các chất hữu cơ: 2-methylpropene, toluene, buta-1,3-diene, methyl acrylate, ethanol, glycine. Những chất nào có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp? Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và gọi tên các polymer tạo thành? 2. Viết các phương trình phản ứng của tơ capron, nylon-6,6 với dung dịch NaOH. 3. Hãy tìm hiểu các chất dẻo được tái chế nhiều nhất hiện nay. 1. Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp bao gồm: 2-methylpropene, buta1,3- diene, methyl acrylate. Phương trình phản ứng trùng hợp của các chất này như sau: 2. Các phương trình phản ứng:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.