PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text P1. 1.1. TIẾNG VIỆT (30 câu).pdf

ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 1 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Đâu là nhận xét đúng về yếu tố lịch sử trong văn bản Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy? A. Tác phẩm này không phải là lịch sử chính xác mà là sáng tác văn học dân gian về lịch sử. B. Tác phẩm này phản ánh sâu sắc và chính xác những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử. C. Tác phẩm này là sự kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa văn học và lịch sử. D. Tác phẩm này là sự thay đổi của nhân dân về lịch sử để tạo ra cốt truyện hấp dẫn, thần kì. Câu 2: Chi tiết nào KHÔNG có trong Truyện cổ tích Thạch Sanh? A. Hồn ma chằn tinh và đại bàng hãm hại Thạch Sanh. B. Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết. C. Thạch Sanh giết chằn tinh, có được bộ cung bằng vàng. D. Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục giúp công chúa đi được trở lại. Câu 3: Văn bản nào sau đây không phải là văn bản chính luận thời xưa? A. Hịch, cáo. B. Thư, biểu. C. Chiếu. D. Tản văn. Câu 4: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Biền, nam, khởi, tử, chẳng vun trồng, Cao lớn làm chi những thứ vông. Tuổi tác càng già, già xốp xáp, Ruột gan không có, có gai chông. Ra tài lương đống không nên mặt, Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng. Đã biết nòi nào thời giống nấy,

Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu... Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát. Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát... Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa (...) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này. (Chu Văn Sơn) Điệp từ “nếu” ở những câu văn đầu đoạn có tác dụng gì? A. Tạo nhịp điệu cho văn bản B. Tạo giá trị biểu cảm cho văn bản C. Nhấn mạnh giá trị các biểu tượng Việt Nam D. Tất cả các phương án trên Câu 9: Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong câu sau: Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. A. Phép lặp và phép thế B. Phép nối và phép lặp C. Phép thế và phép liên tưởng D. Phép liên tưởng và phép đồng nghĩa

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.