Nội dung text 10 - Thi thử THPT 2025.docx
2. ĐỀ THI ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: (hiểu) Cho các phản ứng hóa học sau : Fe + Cu 2+ Fe 2+ + Cu ; Cu + 2Fe 3+ Cu 2+ + 2Fe 2+ Nhận xét nào sau đây sai? A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu. B. Tính oxi hóa của Fe 3+ mạnh hơn Cu 2+ . C. Tính oxi hóa của Fe 2+ yếu hơn Cu 2+ . D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe 2+ . Câu 2: (biết)Trong bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thuộc nhóm nào sau đây? A. IA. B. IIA. C. IB. D. IIB. Câu 3: (hiểu) Trong các phản ứng giữa các cặp chất dưới đây, phản ứng nào làm giảm mạch polymer? A. Poly (vinyl chloride) + Cl 2 t B. Cao su thiên nhiên + HCl t C. Amylose + H 2 O H,t D. Poly (vinyl acetate) OH,t Câu 4 (vận dụng): Trong công nghiệp, saccharose là nguyên liệu để thủy phân thành glucose và fructose dùng trong kĩ thuật tráng gương, ruột phích. Để thu được 27 kg glucose cần thủy phân m kg saccharose với hiệu suất phản ứng là 60%. Giá trị của m là A. 25,65. B. 85,50. C. 42,75. D. 51,30. Câu 5 (hiểu): Oxygen có ba đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử tương ứng là 16 O (99,757%), 17 O (0,038%), 18 O (0,205%). Nguyên tử khối trung bình của oxygen là A. 16,0. B. 16,2. C. 17,0. D. 18,0. Câu 6 (biết): Cho phức chất có công thức [Fe(OH 2 ) 6 ](NO 3 ) 3 .3H 2 O. Nguyên tử trung tâm của phức chất trên là A. Fe 3+ . B. H 2 O. C. NO 3 - . D. H 2 O và NO 3 - . Câu 7 (vận dụng): Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C 2 H 2 0t,xt X 023+H,t,Pd/PbCO Y 0+Z,t,p,xt Cao su buna-N Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. benzene; cyclohexane; ammonia. B. acetaldehyde; ethyl alcohol; buta-1,3-diene. C. vinylacetylene; buta-1,3-diene; styrene. D. vinylacetylene;buta-1,3-diene; acrylonitrile. Câu 8 (biết): Chất nào sau đây là muối acid? A. NaHCO 3 . B. Na 2 SO 4 . C. Na 2 CO 3 . D. NaCl. Câu 9 (vận dụng): Phosgene là chất khí không màu, mùi cỏ mục, dễ hóa lỏng, khối lượng riêng 1,420 g/cm 3 (ở 0 0 C), t s = 8,2 0 C. Phosgene ít tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ, bị thủy phân chậm bằng hơi nước; không cháy; là sản phẩm công nghiệp quan trọng; dùng trong tổng hợp hữu cơ để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt cỏ, polyurethane,…Phosgene được điều chế từ CO và Cl 2 theo phương trình sau: CO + Cl 2 → COCl 2 Phosgene là một chất độc, ở nồng độ 0,005mg/L đã nguy hiểm đối với người trong khoảng 0,1 – 0,3 mg/L gây tử vong sau 15 phút. Phosgene được điều chế bằng cách cho hỗn hợp CO và Cl 2 đi qua than hoạt tính. Biết giá trị năng lượng của các liên kết như sau: Liên kết Cl– Cl C –Cl C = O C O E b (kJ/mol) 243 339 745 1075 Biến thiên enthalpy (kJ/mol) của phản ứng tạo thành phosgene từ CO và Cl 2 có giá trị là bao nhiêu? A. + 218. B. -108. C. -214. D. -105. Câu 10 (biết): Số nguyên tử hydrogen trong phân tử methyl formate là A. 6. B. 8. C. 4. D. 2. Câu 11 (biết): Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc 3? A. (CH 3 ) 3 N. B. CH 3 -NH 2 . C. C 2 H 5 -NH 2 . D. CH 3 -NH-CH 3 Câu 12 (hiểu): Trong sơ đồ phản ứng sau: (1) Cellulose → Glucose → X + CO 2 (2) X + O 2 mengiaám Y + H 2 O Các chất X, Y lần lượt là A. gluconic acid, acetic acid. B. ethyl alcohol, acetic acid. C. ethyl alcohol, sorbitol. D. ethyl alcohol, carbon dioxide.
Câu 13 (hiểu): Một thí nghiệm được mô tả như hình sau đây: Chất lỏng thu được ở ống nghiệm X có mùi táo, có tên gọi là A. ethyl formate. B. methyl propionate. C. ethyl propionate. D. propyl formate. Câu 14 (hiểu): Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3 H 6 O 2 và tác dụng với dung dịch NaOH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15 (biết): Trong phân tử chất nào sau đây có 1 nhóm amino (-NH 2 ) và 2 nhóm carboxyl (-COOH)? A. Formic acid. B. Glutamic acid. C. Alanine. D. Lysine. Câu 16 (vận dụng): Cho các phát biểu sau: (a) Hemoglobin là protein dạng hình cầu, tan được vào nước tạo dung dịch keo. (b) Protein phản ứng với Cu(OH) 2 tạo hợp chất màu tím. (c) Ở điều kiện thường, glutamic acid và tristearin là các chất rắn. (d) Thủy phân hoàn toàn albumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino acid. (e) Khi đun nóng protein trong nước, độ tan của protein tăng lên. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 17 (biết): Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Cu 2+ . B. Fe 3+ . C. Mg 2+ . D. Ag + . Câu 18 (biết): Trong quá trình điện phân, cực âm được gọi là A. anion. B. cathode. C. electrolyte. D. anode. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Polymer X được dùng sản xuất một loại chất dẻo an toàn thực phẩm trong công nghệ chế tạo chai lọ đựng nước, bao bì đựng thực phẩm. Phân tích thành phần nguyên tố của monomer dùng điều chế X thu được kết quả: %C = 85,71%; %H = 14,29% (về khối lượng). Phân tử khối của polymer là 63000 amu. Từ phổ khối lượng, xác định được phân tử khối của monomer bằng 42. a) (hiểu) Polymer X được điều chế từ phản ứng trùng ngưng. b) (vận dụng) X là polyethylene. c) (biết) Polymer X thuộc polymer tổng hợp. d) (hiểu) Số mắt xích có trong polymer X là 1600. Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây: - Bước 1: Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng. - Bước 2: Cho 3 mẫu kim loại có số mol bằng nhau là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm. - Bước 3: Quan sát, so sánh lượng bọt khí H 2 thoát ra ở các ống nghiệm trên. Phát biểu sau đây đúng hay sai? a) (hiểu) Khí H 2 thoát ở 2 ống nghiệm chứa Al và Fe. b) (hiểu) Mẫu Fe bị hòa tan nhanh hơn so với mẫu Al. c) (hiểu) Ở cả 3 ống nghiệm đều xảy ra sự ăn mòn hoá học. d) (vận dụng) Nếu nhỏ vài giọt CuSO 4 vào ống nghiệm có Fe và HCl thì khí H 2 thoát ra nhanh hơn Câu 3: Cho cân bằng sau: CH 3 COOH + C 2 H 5 OH 24HSOñaëc ⇀ ↽ CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O (1) Phát biểu sau đây đúng hay sai? a) (biết) Phản ứng (1) là phản ứng ester hoá. b) (hiểu) Sản phẩm thu được có chứa acetic acid, ethyl alcohol, ethyl acetat và nước. c) (hiểu) Khi tăng nồng độ của C 2 H 5 OH thì cân bằng (1) dịch chuyển theo chiều thuận. CH 3 OH CH 3 CH 2 COOH H 2 SO 4 đặc Đá bọt Đá lạnh Sản phẩm Ống nghiệm X
d) (vận dụng) Ban đầu, các chất phản ứng được lấy với số mol bằng nhau, chưa có có sản phẩm sinh ra, khi (1) đạt đến trạng thái cân bằng thì % số mol C 2 H 5 OH bị ester hoá là 66,67% (biết (1) có K C = 4) Câu 4: Phản ứng oxi hóa tristearin: 1735335222 163 (CHCOO)CH(s) + O(g) 57CO(g) + 55HO(l) 2 Cho biết nhiệt tạo thành chuẩn của các chất: Chất 1735335(CHCOO)CH(s) 2CO(g) 2HO(l) 0 f298ΔH(kJ/mol) -2344 -393,5 -285,8 Phát biểu sau đây đúng hay sai? a) (biết) Tristearin là chất béo tồn tại ở dạng rắn. b) (hiểu) Biến thiên elthanpy chuẩn của phản ứng (1) là 35804,5 kJ. c) (vận dụng) Giả thiêt, trong cơ thể, tristearin bị oxi hóa để giải phóng năng lượng theo phản ứng trên. Năng lượng (kJ) cung cấp cho cơ thể bởi 1 g chất béo tristearin là 40,2 kJ. d) (vận dụng) Năng suất tỏa nhiệt của tristearin bằng 91,4% so với năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa (44000 kJ/kg). PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1 (vận dụng): Ở một nhà máy, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al 2 O 3 với anode than chì (giả thiết hiệu suất điện phân đạt 100%). Trung bình trong 1,32 giây, ở anode thoát ra 24,79 lít (25 °C, 1 bar) hỗn hợp khí X gồm CO và CO 2 . Tì khối của X so với H 2 bằng 19,6. Khối lượng nhôm mà nhà máy sản xuất được trong 24 giờ là bao nhiêu kg? (Làm tròn kết quả đến phần nguyên). Câu 2 (vận dụng): Quá trình quang hợp tạo ra lương thực, cân bằng lượng khí CO 2 và O 2 trong khí quyển. Giả thuyết quá trình quang hợp tạo ra tinh bột trong hạt gạo xảy ra theo hai giai đoạn sau với hiệu suất cả quá trình đạt 100%: 6CO 2 + 6H 2 O → C 6 H 12 O 6 + 6O 2 nC 6 H 12 O 6 →(C 6 H 10 O 5 ) n + n H 2 O Trên một thửa ruộng có diện tích 720 m 2 , mỗi vụ tạo ra 324 kg gạo (chứa 80% tinh bột), đồng thời đã hấp thụ V m 3 khí CO 2 (25 0 C, 1 bar) để tạo ra lượng tinh bột trên. Giá trị của V là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần nguyên). Câu 3 (hiểu): Cho dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 tác dụng lần lượt với các dung dịch: CuSO 4 , NaOH, NaHSO 4 , K 2 CO 3 , Ca(OH) 2 , H 2 SO 4 , HNO 3 , MgCl 2 , HCl, Ca(NO 3 ) 2 . Có bao nhiêu trường hợp tạo kết tủa với Ba(HCO 3 ) 2 ? Câu 4 (vận dụng): Tiến hành điều chế aniline từ 15,6 g benzene theo sơ đồ: HNO3đặc xt, t0 NO 2 +Fe/HCl NH 2 Hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzene và aniline lần lượt là 60% và 50%. Kết thúc thí nghiệm, thu được m gam aniline. Giá trị của m là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần trăm). Câu 5 (vận dụng): Để tăng độ bền và độ cứng khi rèn dao và lưỡi, thép nóng được "tôi" bằng cách làm nguội nhanh trong nước. Một lưỡi thép nặng 454 gam được nung nóng đến nhiệt độ đồng nhất, và sau đó được "tôi" trong 2000 mL nước ở 25,0 o C. Biết rằng, khối lượng riêng khối lượng riêng của nước là 1,0 g mL –1 , để nâng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1 o C, cần 4,184 J và không có nước bay hơi trong quá trình "tôi". Nếu lưỡi thép mất đi 173,7 kJ nhiệt trong quá trình "tôi" thì nhiệt độ cuối cùng của nước là bao nhiêu? Câu 6 ( hiểu) Phức chất [X(NH 3 ) 6 ] 3+ có 336[()]XNHM154g/mol . Nguyên tử khối của nguyên tử X là bao nhiêu? ================ Hết đề ================ 3. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm). 1 - D 2 -A 3 -C 4 -B 5 -A 6 -A 7 -D 8 -A 9 -D 10 -C