PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 9. TIẾT 1- BASE, THANG pH.pdf

Chương 2:MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG BÀI 9: BASE - THANG pH Thời gian thực hiện: tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất của base. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về tính chất của base và cách tra bảng tính tan. - Giao tiếp và hợp tác: + Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tính chất của base + Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Trình bày được khái niệm base; nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước + Trình bày được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. - Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các thí nghiệm base nêu và giải thích được hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất của base được học trong bài. Quan sát các thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, bảng nhóm; - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm; - Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, mặt kính đồng hồ, thìa thuỷ tinh, Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, cốc thủy tinh, đèn cồn. - Hóa chất:
+ Dung dịch NaOH loãng, Mg(OH)2, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein. + Nước chanh, giấy chỉ thị màu, các dung dịch giấm ăn, nước xà phòng, nước vôi trong, bắp cải tím. - Phiếu học tập. Phiếu học tập 1 Câu 1: Trong các chất sau đây, những chất nào là base: P2O5, HCl, Mg(OH)2, Ba(OH)2, ZnSO4, Zn(OH)2, NaOH, CuO, Fe(OH)3, CO2, KCl, H2SO4, Ca(OH)2? ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Câu 2: Hoàn thành bảng sau NaOH Mg(OH)2 Potassium hydroxide Iron (III) hydroxide Ba(OH)2 Al(OH)3 Copper (II) hydroxide Calcium hydroxide Câu 3: Sử dụng bảng tính tan, em hãy cho biết base nào tan được trong nước và base nào không tan trong nước.: LiOH, KOH, NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2, Al(OH)3... ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Phiếu học tập 2 Câu 1: Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tính chất của base và hoàn thành bảng sau: STT Thí nghiệm Hiện tượng Phương trình phản ứng 1 Làm đổi chất chỉ thị màu 2 Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl loãng Câu 2: Viết phương trình hoá học xảy ra khi cho các base: KOH, Cu(OH)2, Ca(OH)2 lần lượt tác dụng với: a) dung dịch acid HCl. b) dung dịch acid H2SO4. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Câu 3: Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau: a) KOH + ? ⎯⎯→ K2SO4 + H2O
b) Mg(OH)2 + ? ⎯⎯→ MgSO4 + H2O c) Al(OH)3 + H2SO4 ⎯⎯→ ? + ? Câu 4: Có hai dung dịch giấm ăn CH3COOH và nước vôi trong Ca(OH)2 . Nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng: a) quỳ tím. b) Phenolphthalein ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................ Phiếu học tập số 3: Xác định pH của các dung dịch bằng giấy chỉ thị màu Trước buổi thực hành Phân công nhiệm vụ Họ và tên Nhiệm vụ Thí nghiệm 1: Xác định pH của các dung dịch giấm ăn, xà phòng, nước vôi trong bằng giấy chỉ thị màu Chuẩn bị - Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt. - Hoá chất: Giấy chỉ thị màu, các dung dịch giấm ăn, nước xà phòng, nước vôi trong. Thí nghiệm 2: Xác định pH của một số loại nước ép trái cây bằng giấy chỉ thị màu Nước ép Chanh Cam Táo Dưa hấu pH ? ? ? ? Thí nghiệm 3: Xác định pH của một số loại đồ uống bằng giấy chỉ thị màu Nước ép Bia Nước ngọt có gas Sữa tươi pH ? ? ? * Kết quả thực hiện 1.1 Thí nghiệm 1 - ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... 1.2 Thí nghiệm 2 - ......................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................
1.3 Thí nghiệm 3 - ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... * Kết luận ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Phương pháp graph hoặc kĩ thuật sơ đồ tư duy. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, động não, khăn trải bàn. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. 1. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC 1. Hoạt động 1: Quan sát mẫu chất – trả lời câu hỏi a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được vai trò base trong cuộc sống b) Nội dung: - GV cho học sinh xem video giới thiệu: Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt? Tìm hiểu vai trò của nước vôi trong? c) Sản phẩm: Học sinh bước đầu nói lên suy nghĩ của bản thân và dự đoán câu trả lời của học sinh? Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi bị côn trùng đốt, nếu bôi nước vôi vào vết đốt thì vết thương sẽ mất đi và không còn cảm giác ngứa rát nữa. Hiện tượng này là do trong nọc độc của một số côn trùng như: Ong, kiến, muỗi... có chứa một lượng acid fomic (HCOOH) gây bỏng da và đồng thời gây rát, ngứa. Ngoài ra, trong nọc độc ong còn có cả acid chlohydric (HCl), acid phosphoric (H3PO4)..., cho nên khi bị ong đốt, da sẽ phồng rộp lên và rất rát. Người ta lấy nước vôi trong để bôi vào vết côn trùng đốt sẽ khiến xảy ra phản ứng trung hoà, làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa nữa.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.