Nội dung text ĐỀ SỐ 4 - BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025.docx
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ 4 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử? A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn. B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn. C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn độn hơn so với các phân tử trong chất lỏng. D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng. Câu 2. Vật liệu nào sau đây là hiệu quả nhất khi được sử dụng để che chắn phóng xạ γ? A. Giấy B. Gỗ. C. Nhôm. D. Chì. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Đồ thị hình bên dưới biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một miếng chì theo nhiệt lượng được cung cấp. Biết nhiệt nóng chảy riêng của chì là 0,25. J/kg. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường. Câu 3. Nhiệt độ nóng chảy của chì là A. 490,5 0 C. B. 327 K. C. 490,5 K. D. 327 0 C. Câu 4. Khối lượng của miếng chì là A. 0,8024 g. B. 1,6048 kg. C. 0,8024 kg. D. 1,652 kg. Câu 5. Nội năng của một vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và thể tích của vật. B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật. C. kích thước trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tốc độ trung bình và quỹ đạo chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 6. Một khối khí lí tưởng xác định có thể tích 10 lít đang ở áp suất 1,6 atm thì được nén đẳng nhiệt cho đến khi áp suất bằng 4 atm. Thể tích của khối khí đã thay đổi một lượng là A. 25 lít. B. 15 lít. C. 4 lít. D. 6 lít. Câu 7. Một bọt nước từ đáy hồ nổi lên mặt nước thì thể tích của nó tăng lên 1,6 lần. Tính độ sâu của hồ. Biết nhiệt độ của đáy hồ và mặt hồ là như nhau và áp suất khí quyển là p 0 = 760 mmHg = 101 325 Pa, khối lượng riêng của nước là 10 3 kg/m 3 . Lấy g = 10 m/s 2 . A. 16,21 m. B. 6,12 m. C. 6,08 m. D. 12,16 m. Câu 8. Bóng thám không như hình bên là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong ngành khí tượng để thu thập dữ liệu về các thông số thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và hướng gió ở độ cao khác nhau của bầu khí quyển. Trên quả bóng có gắn thiết bị gọi là Radiosonde có chức năng ghi nhận các dữ liệu thông qua các cảm biến và phát tín hiệu radio để truyền dữ liệu trở lại mặt đất để các nhà khoa học và nhà khí tượng có thể thu thập và phân tích. Bóng thám không thường được làm từ cao su hoặc các vật liệu nhẹ có khả năng chịu biến dạng. Bóng được bơm khí nhẹ như hydrogen hoặc helium. Giả sử một quả bóng thám không kín có thể tích ban đầu là 20 m 3 chứa hydrogen và có tổng khối lượng (khối lượng quả bóng và thiết bị đo) là m b = 6 kg. Tính độ cao của quả bóng cho đến khi bị nổ. Biết rằng khi thể tích quả bóng tăng gấp 27 lần thể tích ban đầu thì quả bóng bị nổ; áp suất khí quyển giảm theo độ cao với quy luật ; nhiệt độ ở độ cao mà bóng bị nổ là 218 K. Áp suất khí quyển ở mặt đất là 10 5 Pa; khối lượng mol của phân tử không khí và hydrogen lần lượt là 29 g/mol và 2 g/mol; gia tốc trọng trường là 9,8 m/s 2 . Bỏ qua áp suất phụ do vật liệu làm vỏ bóng gây ra. A. 31,682 km. B. 3,168 km. C. 316,82 km. D. 316,82 m. Câu 9. Chỉ ra phát biểu sai. A. Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy. B. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian chuyển hóa lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian được gọi là điện từ trường. C. Trong sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn dao động vuông pha với nhau. D. Trong sóng điện từ, phương của vectơ cường độ điện trường và phương của vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với nhau. Câu 10. Ở thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ như hình bên. Khi tăng tốc độ di chuyển của thanh nam châm thì dòng điện trong ống dây A. có độ lớn tăng lên. B. có độ lớn giảm đi. C. có độ lớn không đổi. D. đảo ngược chiều.
Câu 11. Một vòng dây kín có diện tích 60 dm 2 được đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ song song và cùng chiều với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị trong hình bên dưới. Độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây bằng bao nhiêu? A. 1,08 V. B. – 1,44 V. C. – 1,08 V. D. 1,44 V. Câu 12. Một dây dẫn thẳng có chiều dài 3,0 m mang dòng điện 6,0 A được đặt nằm ngang, hướng của dòng điện tạo với hướng bắc một góc 50° lệch về phía tây. Tại điểm này, cảm ứng từ của từ trường Trái Đất có độ lớn là 0,14.10 4 T và hướng bắc. Lực tác dụng lên dây có độ lớn là A. 0,28.10 4 N. B. 2,5.10 4 N. C. 1,9.10 4 N. D. 1,6.10 4 N. Câu 13. Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đây đúng? A. Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau. B. Hai dòng điện không đổi, đặt song song, cùng chiều thì hút nhau. C. Khi đặt kim nam châm tự do, ra xa nam châm hoặc vật liệu có tính chất từ khác thì lực từ tác dụng lên kim nam châm mất đi. D. Nếu cực bắc của một nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt. Câu 14. Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về hướng Tây. Vào thời điểm đó, vectơ cường độ điện trường đang có A. độ lớn bằng không. B. độ lớn cực đại và hướng về hướng đông. C. độ lớn cực đại và hướng về hướng bắc. D. độ lớn cực đại và hướng về hướng nam. Câu 15. Một hạt nhân nguyên tử có kí hiệu , kết luận nào dưới đây là đúng? A. X là nguyên tố có số thứ tự 19 trong bảng hệ thống tuần hoàn. B. Hạt nhân này có 19 nucleon. C. Hạt nhân này có 9 proton và 19 neutron. D. Hạt nhân này có 10 proton và 9 electron.
Câu 16. Chọn cụm từ phù hợp để hoàn thành nhận định sau: “Khối lượng của một hạt nhân bất kì … tổng khối lượng của các nucleon riêng lẽ cấu tạo thành hạt nhân đó”. A. luôn lớn hơn B. luôn bằng C. luôn nhỏ hơn D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn Câu 17. Trong các định luật bảo toàn sau: (1) Bảo toàn động lượng. (2) Bảo toàn số khối. (3) Bảo toàn khối lượng. (4) Bảo toàn năng lượng toàn phần. (5) Bảo toàn số proton. (6) Bảo toàn điện tích. Phản ứng hạt nhân tuân theo bao nhiêu định luật bảo toàn? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18. Một học sinh quấn một máy biến áp với dự định số vòng dây của cuộn sơ cấp gấp hai lần số vòng dây của cuộn thứ cấp. Do sơ suất nên cuộn thứ cấp bị thiếu một số vòng dây. Muốn xác định số vòng dây thiếu để quấn tiếp thêm vào cuộn thứ cấp cho đủ, học sinh này đặt vào hai dầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U 1 không đổi, rồi dùng vôn kế đo điện áp ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở U 2 để xác định tỉ số điện áp . Lúc đầu tỉ số điện áp bằng 0,43. Sau khi quấn thêm vào cuộn thứ cấp 12 vòng dây thì tỉ số điện áp bằng 0,45. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Ðể được máy biến áp đúng như dự định, học sinh này phải tiếp tục quấn thêm vào cuộn thứ cấp bao nhiêu vòng dây? A. 30 vòng dây. B. 84 vòng dây. C. 100 vòng dây. D. 60 vòng dây. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hình vẽ là sơ đồ bố trí thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước. Một học sinh làm thí nghiệm với 150 g nước, nhiệt độ ban đầu là 32 0 C. Số chỉ vôn kế và ampe kế lần lượt là 3,20 V và 2,50 A. Sau khoảng thời gian 2 phút 37 giây thì nhiệt độ của nước là 34 0 C. Bỏ qua nhiệt lượng mà bình nhiệt lượng kế và đũa khuấy thu vào; bỏ qua nhiệt lượng dây nung tỏa ra môi trường không khí. a) Nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây nung được xác định bằng biểu thức . b) Trong quá trình làm thí nghiệm, học sinh dùng đũa khuấy khuấy nước nhẹ nhàng và liên tục để nhiệt lượng nước tỏa ra môi trường xung quanh một cách đều đặn. c) Nhiệt lượng nước cần thu vào để nhiệt độ tăng thêm T (K) là . d) Nhiệt dung riêng của nước thu được từ thí nghiệm trên (làm tròn đến hàng đơn vị) xấp xỉ bằng 4200 J/(kg.K).