PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 2.doc

Trang 1 HỌC KÌ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 ĐỀ SỐ 2 PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM) Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là: A. Nước tự nhiên là chất tinh khiết. B. Kim loại nhôm là hỗn hợp. C. Nước muối là chất tinh khiết. D. Không khí là hỗn hợp. Câu 2. Dãy công thức hóa học biểu diễn các hợp chất là: A. FeO, P, CO 2 . B. MgO, SO 2 , BaCl 2 . C. Mg, CO, CuO. D. ZnO, Cl 2 , H 2 O. Câu 3. Đốt bột nhôm trong khí oxi tạo thành nhôm oxit. Biết khối lượng của nhôm là 5,4 gam và thu được 10,2 gam nhôm oxit. Khối lượng của khí oxi đã tham gia phản ứng là A. 2,2 g. B. 2,4 g. C. 4,2 g. D. 4,8 g. Câu 4. Nếu chia đôi liên tiếp một mẩu nước đá đến khi có được phần tử nhỏ nhất còn mang tính chất hoá học đặc trưng của nước, phần tử nhỏ nhất này được gọi là A. nguyên tử. B. hạt proton. C. phân tử. D. hạt electron. Câu 5. Công thức hóa học phù hợp với hóa trị V của photpho là A. P 2 O 5 . B. PO 2 . C. PO. D. P 2 O. Câu 6. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học? A. Củi cháy thành than. B. Đun sôi nước thành hơi nước. C. Hòa tan đường vào nước. D. Cô cạn nước muối thu được muối ăn. Câu 7. Nguyên tử trung hòa về điện là do A. số hạt nơtron bằng số hạt proton. B. số hạt electron ở lớp vỏ bằng số hạt nơtron và proton trong hạt nhân nguyên tử. C. số hạt electron ở lớp vỏ bằng số hạt nơtron trong hạt nhân nguyên tử. D. số hạt electron ở lớp vỏ bằng số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử. Câu 8. Cách viết 2H chỉ ý gì? A. Hai phân tử hiđro. B. Hai nguyên tố hiđro. C. Hai nguyên tử hiđro. D. Khí hiđro. Câu 9. Saccarozơ là loại đường phổ biến có trong nhiều loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt, ... Biết rằng trong phân tử saccarozơ có 12 C, 22 H và 11 O. Công thức hóa học của saccarozơ là A. CHO. B. C 6 H 12 O 6 . C. C 11 H 12 O 22 . D. C 12 H 22 O 11 . Câu 10. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với oxi là X 2 O 3 , của nguyên tố Y với hiđro là HY. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với nguyên tố Y là A. XY 3 . B. X 2 Y 3 . C. X 3 Y. D. X 3 Y 2 . Câu 11. Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ: Khí oxi + Khí hiđro t Nước. Sản phẩm của phản ứng trên là A. khí oxi. B. nước. C. khí hiđro. D. khí oxi, khí hiđro. Câu 12. Cho các công thức hóa học: SO 2 , SO 3 , H 2 S. Hóa trị lần lượt của lưu huỳnh là: A. II, III, IV. B. I, II, III. C. IV,VI, II. D. II IV, I. Câu 13. Metan cháy mãnh liệt trong khí oxi tạo ra khí cacbonic và hơi nước. Phản ứng trên được biểu diễn bằng phương trình chữ nào dưới đây? A. Oxi + Metan t Khí cacbonic. B. Metan t Khí cacbonic + Hơi nước. C. Oxi + Metan t Khí cacbonic + Hơi nước. D. Khí cacbonic + Hơi nước t Oxi + Metan. Câu 14. Từ nào còn thiếu trong câu sau: “Trong một phản ứng hóa học, ... khối lượng của các chất sản phẩm bằng ... khối lượng của các chất tham gia phản ứng”? A. tổng. B. tích. C. hiệu. D. thương. Câu 15. Cho phản ứng hóa học sau: 2Cu + O 2 t 2CuO. Công thức về khối lượng của phản ứng trên là A. 2CuOCuOmmm . B. 2CuOOCummm . C. 2CuOCuO2mmm . D. 2CuOCuOmmm . Câu 16. 1,5 mol nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm? A. 232710 nguyên tử. B. 23910 nguyên tử. C. 23610 nguyên tử. D. 234,510 nguyên tử. Câu 17. Thể tích của 0,5 mol khí nitơ N 2 (đktc) là
Trang 2 A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 11,2 lít. D. 5,6 lít. Câu 18. Khối lượng của 0,2 mol khí H 2 S là A. 2,2 g. B. 3,4 g. C. 4,4 g. D. 6,8 g. Câu 19. Trong 2,04 g Al 2 O 3 có chứa bao nhiêu mol Al 2 O 3 ? A. 0,02 mol. B. 0,03 mol. C. 0,04 mol. D. 0,05 mol. Câu 20. Thể tích ở đktc của hỗn hợp khí X gồm 0,4 mol Cl 2 và 0,3 mol O 2 là A. 16,8 lít. B. 15,68 lít. C. 11,2 lít. D. 4,48 lít. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm): Hãy lập phương trình hóa học của sơ đồ các phản ứng sau: a) Na + O 2  Na 2 O b) Al(OH) 3  Al 2 O 3 + H 2 O c) NaOH + FeCl 3 t Fe(OH) 3 + NaCl d) Fe 2 O 3 + H 2  Fe + H 2 O Câu 2 (2,5 điểm): a) Hợp chất A ở thể khí có công thức là RO 2 . Biết rằng khối lượng của 11,2 lít khí A ở đktc là 32 g. Xác định tên và kí hiệu hóa học của R. Viết công thức hoá học của khí A. b) Cho 9,6 g magie Mg tác dụng với 39,2 g axit sunfuric H 2 SO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, tạo thành magie sunfat MgSO 4 và 0,8 g khí hiđro H 2 . Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và tính khối lượng magie sunfat MgSO 4 tạo thành hiđro. Câu 3 (0,5 điểm): Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa để cho lửa mạnh hơn ta nên: Phương án 1: bỏ một thanh củi to vào bếp. Phương án 2: chẻ mỏng thanh củi rồi cho vào bếp. Hãy chọn một trong hai phương án trên và giải thích cho sự lựa chọn đó.
Trang 3 Đáp án PHẦN TRẮC NGHIỆM (mỗi câu đúng được 0,25 đ) 1-D 2-B 3-D 4-C 5-A 6-A 7-D 8-C 9-D 10-A 11-B 12-C 13-C 14-A 15-D 16-B 17-C 18-D 19-A 20-B PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Biểu điểm 1 a) 224NaO2NaO  (0,50 đ) b) t232 32AlOHAlO3HO  (0,50 đ) c) 3 33NaOHFeClFeOHNaCl 3 (0,50 đ) d) t 2322FeO3H2Fe3HO  (0,50 đ) 2 a) An11,2:22,40,5 mol (0,25 đ) AM32:0,564 g/mol AROMM2M64 RM643232 g/mol (0,25 đ) R là lưu huỳnh (S). (0,50 đ) CTHH của khí A là: SO 2 (0,50 đ) b) PTHH: 2442MgHSOMgSOH  (0,50 đ) Theo định luật bảo toàn khối lượng: 2442MgHSOMgSOHmmmm (0,25 đ)  24HSOm48g (0,25 đ) 3 Chọn phương án 2 vì: Diện tích tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng càng lớn, phản ứng diễn ra càng mạnh. Chẻ củi làm tăng diện tích tiếp xúc giữa củi và oxi  Củi cháy to hơn. (0,50 đ)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.