PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4. Một số vấn đề lý luận về phân hóa TNHS trong hoàn thiện quy định hệ thống hình phạt theo BLHS năm 2015 – Ths. Mai Khắc Phúc.pdf

1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG VIỆC HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH HỆ THỐNG HÌNH PHẠT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 Mai Khắc Phúc Tóm tắt Hình phạt là một trong những chế định cơ bản của luật hình sự, việc nghiên cứu để hoàn thiện quy định hình phạt nói chung và hệ thống hình phạt nói riêng là một việc làm có ý nghĩa nhằm tăng cường hiệu quả của hình phạt trong thực tiễn xử lý tội phạm. Phân hóa trách nhiệm hình sự là một trong những nguyên tắc quan trọng của Luật hình sự, có mối quan hệ mật thiết với các nguyên tắc khác của Luật hình sự như nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Vì vậy, nghiên cứu về phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt nhằm hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự là một việc làm có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của hình phạt trong thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung bài viết tác giả tập trung phân tích, đánh giá làm rõ các vấn đề lý luận về phân hóa trách nhiệm hình trong hệ thống hình phạt như cơ sở, căn cứ, ý nghĩa, giới hạn và các cấp độ của phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt qua đó làm cơ sở cho việc đưa ra 03 đề xuất tương ứng với ba cấp độ phân hóa nhằm hoàn thiện quy định về hệ thống hình phạt trong BLHS 2015, cụ thể như sau. + Một là: Để hệ thống hình phạt thật sự đa dạng phong phú các loại hình phạt đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thực tiễn, nhất là các loại hình phạt chính. Ở cấp độ phân hóa thứ nhất BLHS nên bổ sung 2 nội dung. Thứ nhất: Hệ thống hình phạt cần phải được tiếp tục hoàn thiện theo hướng đa dạng, phong phú các loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn, có học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài, quy định bổ sung các hình phạt không tước tự do về thân thể, các loại hình phạt có nội dung bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, phục vụ cộng đồng mà phương thức chấp hành có  Thạc sĩ, giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Tp.HCM.
2 thể áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại; Thứ hai: Quy định hình phạt quản chế vào nhóm hình phạt chính làm hình phạt trung chuyển giữa hình phạt tù có thời hạn với hình phạt cải tạo không giam giữ với nội dung hạn chế quyền tự do trên cơ sở đa dạng về phương thức chấp hành trong đó có thể áp dụng khoa học công nghệ để quản lý người phạm tội. + Hai là: Để đảm bảo hài hòa tính chất liên kết từ nhẹ đến nặng giữa các loại hình phạt trong hệ thống hình phạt thì nội dung của các loại hình phạt liền kề nhau cần phải có mức độ nghiêm khắc không quá chênh lệch, nhất là khoảng cách giữa cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Để làm được điều này cần phải có nhiều phương án điều chỉnh song ở cấp độ phân hóa phân hóa thứ hai nên hoàn thiện theo hướng, thứ nhất: Hạn chế áp dụng hình phạt tù, tăng cường áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù bằng việc sửa đổi quy định về điều kiện áp dụng các loại hình phạt, trong đó không quy định chế tài lựa chọn giữa hình phạt tù có thời hạn với các hình phạt không tước tự do trong một số loại tội danh và một số khung hình phạt, khi đó thì việc áp dụng các hình phạt không tước tự do là lựa chọn mang tính bắt buộc; thứ hai: Bổ sung nội dung bắt buộc phải thực hiện các hoạt động phục vụ cộng đồng, lao động công ích vào nội dung hình phạt cải tạo không giam giữ, bên cạnh đó điều chỉnh tăng mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ là 05 năm, đồng thời giảm mức tối thiểu có thể áp dụng hình phạt tù có thời hạn xuống 30 ngày. + Ba là: Để đảm bảo vừa có sự thống nhất, đồng bộ bên trong hệ thống hình phạt, vừa tạo ra nhiều tầng, nhiều lớp các mức độ phân hóa trên cơ sở một chỉnh thể thống nhất, hệ thống hình phạt cần quy định hình phạt chung thân thành hai trường hợp là chung thân có thể được giảm hình phạt và trường hợp chung thân không được giảm nhằm đáp ứng yêu cầu phân hóa trong thực tiễn xử lý tội phạm. Từ khoá: phân hóa trách nhiệm hình sự, cơ sở phân hóa trách nhiệm hình sự, căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự, giới hạn phân hóa trách nhiệm hình sự, các cấp độ phân hóa trách nhiệm hình sự, hình phạt, hệ thống hình phạt. Dẫn nhập Phân hóa trách nhiệm hình sự là khái niệm chưa được sự dụng nhiều trong khoa học pháp lý hình sự. Theo từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ phân hóa được
3 hiểu là: “chia ra thành nhiều bộ phận khác hẳn nhau” hoặc “tính khác biệt, sự khác nhau, sự phân chia, sự chia tách cái tổng thể ra từng bộ phận, các hình thức và các mức độ khác nhau”1 . Như vậy, phân hóa nói chung có nghĩa là sự phân loại, đánh giá một cách khác biệt các đối tượng khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định và nhằm mục đích nhất định. Phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt là một nội dung lớn trong tổng thể chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự trong xử lý tội phạm của Luật hình sự. Suy cho cùng thì nội dung cơ bản của phân hóa trách nhiệm hình sự trong chính sách hình sự thể hiện ở 3 mảng chính, đó là: Phân biệt những trường hợp có tội và không có tội để tuyên bố không phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở chế định tội phạm và chế định các trường hợp loại trừ tội phạm; Phân hóa trách nhiệm hình sự đối với trường hợp có tội với mức độ trách nhiệm hình sự có phân biệt thể hiện bằng việc quy định hình phạt và các biện pháp trách nhiệm hình sự tương ứng để xử lý; Phân hóa TNHS đối với các trường hợp có tội nhưng cần phải áp dụng các biện pháp khoan hồng bằng việc quy định hệ thống các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự. Như vậy, phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc hệ thống hình phạt là nội dung thứ 2 trong tổng thể chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự của Nhà nước. Trong bài viết này tác giả tập trung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt bao gồm các nội dung như cơ sở, căn cứ, ý nghĩa giới hạn và các cấp độ phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt. 1. Cơ sở, căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt theo BLHS 2015 Phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt là một khái niệm mới trong khoa học pháp lý hình sự. Vì vậy, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc quy định hệ thống hình phạt cần phải tiếp cận trên cơ sở làm rõ các vấn đề về cơ sở, căn cứ của phân hóa trách nhiệm hình sự. Kết quả của việc làm sáng tỏ những vấn đề này là cơ sở để tiếp cận các vấn đề thuộc nội dung của phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt như giới hạn, các cấp độ phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt. 1 Từ điển Tiếng Việt (2017), Nxb. Chính trị Quốc Gia, tr.936.
4 1.1. Cơ sở của phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt Theo từ điển Tiếng Việt thì “cơ sở” là “cái làm nền tảng cho những cái được xây dựng trên đó mà tồn tại, phát triển”2 . Như vậy, cơ sở của phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt là cái mà xuất phát từ đó làm nền tảng cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc quy định hệ thống hình phạt cũng như nội dung của các hình phạt cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Kết quả của việc nghiên cứu về phân hóa trách nhiệm hình sự cho thấy rằng cơ sở phân hóa trách nhiệm hình sự nói chung và phân hóa trách nhiệm hình sự trong hệ thống hình phạt nói riêng xuất phát từ các cơ sở lý luận và thực tiễn sau: - Cơ sở lý luận của phân hóa trách nhiệm hình sự trước hết xuất phát từ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Trong các văn bản có giá trị định hướng cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự đều nhấn mạnh vấn đề này. Nghị quyết số 27 ngày 09/11/2022 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa 13 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới tại mục 4.3 xác định: “Xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, phân hóa, dễ tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm” 3 . Trong pháp luật hình sự thì chính sách phân hóa được thể hiện như một chỉ định cụ thể trong chính sách xử lý tội phạm, đó là: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra; đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục”.4 Các chỉ định mang tính định hướng trong 2 Từ điển Tiếng Việt (2017), Nxb. Chính trị Quốc Gia, tr.209. 3 Nghị quyết số 27 NQ/TƯ về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai doạn mới, ngày 09/11/2022 của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa 13. 4 Điểm c, d. đ Khoản 1 Điều 3 BLHS quy định về nguyên tắc xử lý.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.