Nội dung text Bài 13. Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ - HS.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 1 I. THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC: Năm 1861, Butlerov (Bút-lê-rốp) đưa ra khái niệm cấu tạo hóa học và thuyết cấu tạo hoá học như sau: - Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác. Ví dụ: Ethanol và dimethyl ether đều có công thức phân tử C 2 H 6 O nhưng có tinh chất vật lí và tính chát hoá học rất khác nhau do chúng có cấu tạo khác nhau. - Trong phân tử chất hữu cơ, carbon có hoá trị IV. Các nguyên tử carbon không những liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon (mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng). Ví dụ: - Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hoá học. Các nguyên tử trong phân tử có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Ví dụ: Thuyết cấu tạo hoá học giúp giải thích được hiện tượng đồng phân, hiện tượng đồng đẳng trong hoả học hữu cơ.
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 2 Tác giả của thuyết cấu tạo hoá học Aleksander Butlerov (A-lếch-xan-đơ Bút-lê-rốp) (1828 - 1886) là nhà hoá học hữu cơ người Nga, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Saint Petersburg (Xanh Pê-téc-bua). ông là người sáng lập ra trường phái đẩu tiên và cũng là lớn nhất của hoá học h ữu cơ ở Nga. ông đã xây dựng và chứng minh thuyết cấu tạo hoá học kinh điển của các hợp chất hữu cơ (1861). Công trình nghiên cứu của Butlerov đã chỉ ra định hướng phát triển trọng yếu của hoá học hữu cơ thế kỉ XIX - XX. Ông là người đẩu tiên giải thích hiện tượng đồng phân (1864), phát hiện phản ứng trùng hợp isobutylene và dự đoán ứng dụng của phản ứng trùng hợp này trong tương lai. Ví dụ 1. Cho các phát biểu sau: (a) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo một thứ tự nhất định và theo đúng hóa trị. (b) Cấu tạo hoá học khác nhau tạo ra các chất khác nhau. (c) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon có hoá trị IV. (d) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon chỉ liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác. (e) Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Ví dụ 2. Acetic acid và methyl formate có cấu tạo hoá học như sau: Giải thích vì sao mặc dù có cùng công thức phân tử C 2 H 4 O 2 nhưng acetic acid có tính chất khác với methyl formate. Ví dụ 3. Hãy cho biết có loại mạch carbon nào trong công thức cấu tạo của các chất sau đây: II. CÔNG THỨC CẤU TẠO: 1. Khái niệm: - Công thức biểu diễn cách liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử được gọi là công thức cấu tạo. Ví dụ: Ứng với công thức phân tử C 3 H 6 O có bốn công trức cấu tạo mạch hở như sau: 2. Cách biểu diễn cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 3 Ví dụ 1. Cấu tạo hoá học là .................. giữa các nguyên tử trong phân tử. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là A. thứ tự liên kết. B. phản ứng. C. liên kết. D. tỉ lệ số lượng. Ví dụ 2. Những công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất? (1) (2) (3) (4) (5) (6) Ví dụ . Viết công thức cấu tạo đầy đủ của những hợp chất sau:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ 4 III. ĐỒNG PHÂN: Ba hợp chất pinene, ocimene, myrcene có tính chất khác nhau nhưng lại có cùng công thức phân tử là C 10 H 16 nên chúng là những chất đồng phân của nhau. - Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau. - Tuy có cùng công thức phân tử nhưng chúng có tính chất khác nhau do có cấu tạo hóa học khác nhau. - Ứng với một công thức phân tử có thề có các đồng phân cấu tạo về mạch carbon, loại nhóm chức, vị tri nhóm chức. Ví dụ: