PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ VIP 33 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025 - H1.doc


D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 6: Khi xét một khối khí lí tưởng xác định, định luật Boyle mô tả mối quan hệ giữa A. áp suất và thể tích ở nhiệt độ không đổi. B. thể tích và nhiệt độ ở áp suất không đổi. C. áp suất và nhiệt độ ở thể tích không đổi. D. nội năng và nhiệt độ. Câu 7: Khi sử dụng nồi áp suất để nấu ăn, người ta thấy thức ăn chín nhanh hơn so với nồi thông thường. Biết rằng có thể xem hơi nước trong nồi là khí lí tưởng, nhiệt độ sôi của nước là 100 ở áp suất khí quyển. Nguyên nhân chính giúp nồi áp suất nấu chín nhanh hơn là A. hơi nước trong nồi chiếm thể tích lớn hơn nên truyền nhiệt tốt hơn. B. nhiệt độ sôi của nước trong nồi thấp hơn nên nước sôi nhanh hơn. C. áp suất trong nồi tăng cao, làm cho nước sôi ở nhiệt độ cao hơn bình thường. D. hơi nước dễ thoát ra ngoài nên làm tăng tốc độ bay hơi. Câu 8: Một máy nén khí trong tiệm sửa xe hút 1 mol không khí ở điều kiện thường (27°C, 1 atm), sau đó nén lại đến thể tích 5 lít, nhiệt độ trong bình nén là 57°C, xem như khối khí là khí lí tưởng và ban đầu trong bình nén hoàn toàn là chân không. Áp suất của khí sau khi nén bằng A. 4,5 atm. B. 5,4 atm. C. 6,7 atm. D. 7,6 atm. Câu 9: Để có thể nghe tin tức từ Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH), người ta thường điều chỉnh tần số của radio đến giá trị 99,9 MHz. Biết sóng radio là sóng điện từ truyền trong không khí với tốc độ xấp xỉ 3.10 8 m/s. Bước sóng của sóng Radio này gần bằng A. 0,333 m. B. 3,0 m. C. 30,3 m. D. 3.10 4 m. Sử dụng các thông tin sau cho câu 10 và câu 11: Trong đời sống hiện đại, bếp từ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ tính an toàn cao và khả năng đun nấu nhanh. Khi bếp được bật, dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây đặt dưới mặt bếp, sinh ra từ trường biến thiên. Nếu đặt một chảo kim loại có tính nhiễm từ lên mặt bếp, đáy chảo sẽ nóng lên nhanh chóng. Câu 10: Nguyên nhân khiến đáy chảo đặt trên bếp từ nóng lên là do A. cuộn dây sinh nhiệt làm nóng trực tiếp mặt bếp và truyền lên đáy chảo. B. từ trường biến thiên tạo dòng điện cảm ứng trong đáy chảo, dòng điện này gây tỏa nhiệt. C. mặt bếp được làm nóng bằng điện trở đặt phía dưới mặt bếp. D. ánh sáng phát ra từ cuộn dây làm đáy chảo nóng dần lên theo thời gian. Câu 11: Trong một buổi thực hành vật lí, học sinh vô tình đặt tay chạm nhẹ vào mặt kính bếp từ ngay sau khi nấu ăn xong. Bạn này ngạc nhiên vì mặt kính chỉ hơi ấm, trong khi nồi vẫn rất nóng. Hiện tượng này được giải thích hợp lí nhất bằng lý do nào sau đây? A. Cuộn dây chỉ tạo nhiệt cho đáy nồi, không truyền nhiệt ra mặt kính bếp. B. Mặt kính được phủ lớp cách nhiệt nên giữ cho bề mặt luôn mát khi đun nấu. C. Dòng điện cảm ứng chỉ sinh ra trong vật liệu dẫn điện có tính từ. D. Bếp từ có bộ làm mát giúp giảm nhiệt độ mặt kính ngay sau khi đun nấu. Câu 12: Một nam châm chữ U do lâu ngày nên lớp sơn và ký hiệu hai cực đã bị mờ. Để kiểm tra, một học sinh treo một đoạn dây dẫn nhẹ trong khe của nam châm và cho dòng điện có chiều như hình vẽ chạy qua. Khi này, sợi dây dẫn bị chùng xuống. Bạn học sinh kết luận “cực A là cực Nam, cực B là cực Bắc”. Kết luận này đúng hay sai? Vì sao? A. Đúng. Vì đường sức từ đi từ A sang B nên cực A là cực Nam, cực B là cực Bắc. B. Sai. Vì đường sức từ đi từ B sang A nên cực A là cực Bắc, cực B là cực Nam. C. Sai. Vì đường sức từ đi từ A sang B nên cực A là cực Bắc, cực B là cực Nam. D. Sai. Vì không có đủ dữ kiện để xác định đúng hai cực của nam châm. Câu 13: Một kỹ thuật viên kiểm tra cuộn dây của động cơ điện. Khi dòng điện không đổi chạy qua,

Câu 18: Tại một bãi giữ xe thông minh, người ta đặt một cuộn dây cảm ứng gồm 300 vòng dây dưới mặt đường để phát hiện phương tiện ra vào. Khi không có xe, từ thông qua mỗi vòng dây được duy trì ổn định ở mức 0,015 Wb. Khi một ô tô đi qua, khung xe kim loại làm thay đổi đường đi của từ trường, khiến từ thông qua mỗi vòng dây giảm còn 0,003 Wb trong thời gian khoảng 0,08 s. Độ lớn suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là bao nhiêu V? A. 45 V. B. 60 V. C. 0,15 V. D. 15 V. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Máy bay là phương tiện di chuyển phổ biến hiện nay, giúp con người tiết kiệm thời gian di chuyển giữa các địa điểm. Để đảm bảo sức khỏe cho hành khách, các máy bay thường được trang bị hệ thống điều áp giúp duy trì áp suất trong khoang ở mức an toàn (72 kPa – 100 kPa). Một máy bay đang bay ở độ cao 10 km so với mặt đất, nơi áp suất khí quyển là 22 kPa. Hệ thống điều áp duy trì áp suất không khí trong khoang máy bay ở mức 75 kPa. Khoang máy bay có thể tích 500 m³, nhiệt độ không khí trong khoang là 20°C. Coi không khí trong khoang là khí lý tưởng, biết khối lượng mol trung bình của không khí là 29 g/mol. a. Khi máy bay hạ cánh, áp suất trong và ngoài chênh lệch ngày càng lớn hơn. b. Tại độ cao 10 km, áp suất trong khoang cao hơn áp suất bên ngoài nên không khí sẽ có xu hướng thoát ra ngoài nếu khoang bị hở. c. Khối lượng không khí trong khoang xấp xỉ bằng 447 kg. d. Với một khối khí xác định trong khoang máy bay (thể tích không đổi), khi nhiệt độ trong khoang tăng lên đến 40°C, áp suất trong khoang sẽ giảm. Câu 2: Một học sinh sử dụng mô hình như hình vẽ để nghiên cứu mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của khí lý tưởng. Mô hình gồm một bình kín hình hộp chữ nhật có thể tích không đổi, được gắn cảm biến nhiệt độ, áp kế đo áp suất, thước đo kích thước hình hộp và ống bơm khí. Trong quá trình thí nghiệm, học sinh bơm khí vào bình và ghi nhận các đại lượng. Biết khối lượng mol trung bình của không khí là 29 g/mol. a) Nhiệt độ hiển thị trên cảm biến là nhiệt độ tuyệt đối của khí bên trong bình. b) Có thể sử dụng các số đo từ thí nghiệm để tính khối lượng khí có trong bình. c) Nếu tiếp tục bơm khí vào bình, áp suất trong bình sẽ tăng. d) Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nếu có ánh nắng chiếu trực tiếp thì kết quả vẫn không bị ảnh hưởng. Câu 3: Hai cuộn dây dẫn (1) và (2) được đặt gần nhau như hình vẽ. Cuộn (1) nối với nguồn điện không đổi, cuộn (2) nối với điện kế nhạy. Ban đầu không có dòng điện trong cuộn (1), kim điện kế đứng yên. a) Nếu đóng khóa K, kim điện kế sẽ lệch liên tục về một phía. b) Nếu ta đóng ngắt khóa K liên tục thì kim điện kế sẽ bị lệch khỏi vị trí 0. c) Nếu ta kéo giãn hoặc bóp bẹp cuộn (2) thì kim điện kế sẽ bị lệch khỏi vị trí 0. d) Nếu ta xoay cuộn (1) quanh trục thẳng đứng như hình, thì kim điện kế vẫn không bị lệch. Câu 4: Trong nghiên cứu thủy văn, các nhà khoa học thường sử dụng đồng vị phóng xạ Triti để nghiên cứu chuyển động của nước ngầm. Họ bơm một lượng nhỏ triti vào nguồn nước như giếng

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.