Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 12 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THAM KHẢO CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 12 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1961, quốc gia nào sau đây ở khu vực Mĩ La-tinh chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội? A. Cu-ba. B. Chi-lê. C. Ác-hen-ti-na. D. Mê-hi-cô. Câu 2. Năm 1288, quân dân nhà Trần đã đánh tan quân Nguyên trên dòng sông nào sau đây? A. Bạch Đằng. B. Rạch Gầm. C. Thu Bồn. D. Như Nguyệt. Câu 3. Nội dung nào sau đây là xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Nhất thể hoá thế giới. B. Xu thế lấy phát triển chính trị làm trung tâm. C. Xây dựng trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ. D. Xu thế toàn cầu hoá. Câu 4. Nội dung nào sau đây là bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập. B. Các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công nghiệp hóa. C. Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện, ngày càng phát triển mạnh mẽ. D. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 5. Hiện nay, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây? A. Vấn đề quản trị lưu vực sông Hồng. B. Sự đa dạng về chế độ chính trị. C. Thực dân phương Tây xâm lược trở lại. D. Chế độ phân biệt chủng tộc, sắc tộc. Câu 6. Nội dung nào sau đây là bối cảnh bùng nổ Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Pháp tiến hành đảo chính Nhật. C. Mĩ thất bại trong Chiến tranh lạnh. D. Chế độ phong kiến được khôi phục. Câu 7. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1954), thực dân Pháp có hoạt động nào sau đây? A. Mở rộng chính sách kinh tế tập trung, bao cấp. B. Thực hiện kế hoạch Giôn xơn – Mác namara. C. Xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. D. Tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Câu 8. Chiến thuật mới nào sau đây được đế quốc Mĩ sử dụng phổ biến trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) ở miền Nam Việt Nam? A. Trực thăng vận. B. Tràn ngập lãnh thổ. C. Ấp chiến lược. D. Bình định, lấn chiếm. Câu 9. Nội dung nào sau đây là thành tựu cơ bản của đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. B. Nền kinh tế tập trung, bao cấp phát triển. C. Chủ nghĩa xã hội được gây dựng bước đầu. D. Cách mạng ruộng đất tiến hành triệt để. Câu 10. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trước ngày 6-3-1946? A. Tiến hành kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Kí Hiệp định Sơ bộ với thực dân Pháp. C. Thiếp lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. D. Mềm mỏng với quân Trung Hoa Dân quốc. Câu 11. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Phá thế bao vây, cấm vận. B. Bước đầu đàm phán bình thường hoá với Mỹ. C. Kí Hiệp định Pari với Mỹ. D. Đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện với Liên Xô.
3 B. Tham gia lãnh đạo công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. C. Góp phần giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng. D. Góp phần xoá bỏ những tàn dư của nền giáo dục thực dân phong kiến. Câu 21. Thực tiễn quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh khẳng định A. tăng cường giao lưu và tiến hành hợp tác giữa các nước là xu thế phát triển chủ đạo. B. sự xuất hiện những mâu thuẫn mới giữa Mĩ và Liên Xô là do tranh chấp thuộc địa. C. có sự mở rộng trong quan hệ quốc tế, nhưng tình trạng đối đầu diễn ra gay gắt. D. tương quan lực lượng giữa các cường quốc là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Câu 22. Thực tiễn của các cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam đều cho thấy A. cách mạng muốn thành công phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. B. tư tưởng dân chủ tư sản không có ảnh hưởng trong phong trào yêu nước. C. giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam. D. quần chúng nhân dân không ủng hộ khuynh hướng phong kiến và tư sản. Câu 23. Nhận xét nào sau đây là đúng về đường lối Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế tư nhân là chủ đạo. B. Cải tổ toàn diện, đồng bộ, trong đó kinh tế là trọng tâm với mục tiêu xây dựng kinh tế hàng hoá. C. Bắt đầu từ đổi mới tư duy, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. D. Hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, làm chủ. Câu 24. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, lí luận giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Là cơ sở cho sự trưởng thành trong đấu tranh của giai cấp công nhân. B. Là ánh sáng soi đường trực tiếp cho cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Góp phần giúp cách mạng lựa chọn tiến hành sớm công cuộc Đổi mới. D. Thúc đẩy sự ra đời của các mặt trận ngay khi Đảng Cộng sản thành lập. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “ASEAN là một điều kỳ diệu sống động và mang hơi thở của cuộc sống hiện đại. Tại sao? Không một tổ chức khu vực nào khác đã làm được nhiều như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc cải thiện điều kiện sống của một bộ phận đáng kể nhân loại. Hơn 600 triệu người sống trong khu vực có bước tiến đáng kể trong 50 năm qua, kể từ khi Hiệp hội được thành lập. ASEAN đã mang lại hòa bình và thịnh vượng cho một khu vực từng gặp nhiều vấn đề, tạo ra sự hài hòa giữa các nền văn minh ở khu vực vốn đa dạng nhất hành tinh, mang lại niềm hy vọng cho người dân sống tại khu vực. ASEAN có thể cũng đóng vai trò như một chất xúc tác quan trọng cho sự trỗi dậy một cách hòa bình của Trung Quốc”. (Kishore Mahbubani & Jeffery Sng (Người dịch: Phạm Bích Phục), ASEAN Diệu Kỳ – Vì Một Cộng Đồng ASEAN Phát Triển Bền Vững Và Thịnh Vượng - Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2017, tr.11). a) Kể từ khi thành lập đến nay, ASEAN có nhiều nỗ lực trong việc kiến tạo hòa bình, thịnh vượng cho khu vực từng bị nô dịch, thống trị của chủ nghĩa thực dân. b) Sự phát triển của ASEAN góp phần kiềm chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực Đông Nam Á, nhất là sự trỗi dậy một cách hòa bình của Trung Quốc. c) ASEAN là một liên minh phát triển đến nhất thể hoá, ít phải đối mặt với các thách thức, mang lại hòa bình, thịnh vượng cho người dân sống tại khu vực.