PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Mau 2B.CBA4.S3.17. Kham suc khoe dinh ky.pdf

Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên M.02B.LEC.CBA.CTĐM 12Jul2022 Trần Khánh Toàn [email protected] 1 KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ MÃ BÀI GIẢNG: CBA4.S3.17.MD - Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 6 - Số lượng: 50 sinh viên - Thời lượng: 2 tiết (100 phút) - Giảng viên biên soạn: PGS.TS. Trần Khánh Toàn ([email protected]) - Giảng viên giảng dạy: Giảng viên Bộ môn Y học gia đình - Địa điểm giảng: Giảng đường - Mục tiêu học tập Kiến thức 1. Vận dụng được các khuyến cáo lịch và nội dung khám sức khoẻ định kỳ cho các đối tượng ở các lứa tuổi theo từng giai đoạn của vòng đời người. Kỹ năng 1. Chỉ định được các thăm khám và xét nghiệm phù hợp cho các đối tượng khám sức khoẻ theo các giai đoạn của vòng đời. 2. Xác định được các vấn đề sức khoẻ và các yếu tố nguy cơ sức khoẻ thường gặp của đối tượng theo từng giai đoạn của vòng đời người. 3. Phân loại sức khoẻ và lập kế hoạch quản lý, theo dõi sức khoẻ liên tục cho các đối tượng theo vòng đời. 1. Yêu cầu chuẩn bị tình huống, ca bệnh, bệnh án + câu hỏi cho nhóm sinh viên Tình huống chung: Một gia đình có 4 thành viên đến khám sức khoẻ định kỳ theo hẹn tại phòng khám, bao gồm: Hai ông bà nội lần lượt là 58 và 57 tuổi, BMI lần lượt là 26 và 28, trong đó ông mắc tăng huyết áp và bà mắc đái tháo đường. Ông có tiền sử hút thuốc 30 gói thuốc/năm, hiện vẫn uống bia trung bình khoảng 4 lon bia 330ml/ngày. Bà không hút thuốc và không sử dụng rượu bia. Cô con dâu 24 tuổi, làm kỹ thuật viên xét nghiệm, hiện đang mang thai con thứ 2, ở tháng thứ 4, đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván với mũi thứ 2 cách đây 5 năm. Ngoài ra, 5 năm trở lại đây chưa tiêm vắc xin gì thêm. Cháu nội năm nay tròn 4 tuổi, đã tiêm đủ mũi vắc xin dành cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Là một bác sĩ đa khoa, anh chị hãy chỉ định và thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho các thành viên của gia đình này. Các câu hỏi có thể cân nhắc thảo luận 1. Tần suất khuyến cáo khám sức khoẻ định kỳ cho từng thành viên?
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên M.02B.LEC.CBA.CTĐM 12Jul2022 Trần Khánh Toàn [email protected] 2 2. Những thông tin gì cần phải khai thác, thu thập về tiền sử sức khoẻ, các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng sức khoẻ của từng người trong lần khám này? Những tài liệu, hồ sơ, sổ sách gì cần phải thu thập, tham khảo để khai thác thông tin? 3. Những vấn đề sức khoẻ, các yếu tố nguy cơ sức khoẻ nào thường gặp ở các thành viên ở các độ tuổi khác nhau? 4. Những thăm khám, xét nghiệm gì cần được chỉ định thực hiện cho từng thành viên? 5. Những vấn đề cần lưu ý trong việc phân loại, đánh giá sức khoẻ và lập kế hoạch quản lý chăm sóc sức khoẻ liên tục cho từng thành viên? Yêu cầu thảo luận Mỗi nhóm thảo luận và đưa ra sản phẩm thảo luận về khám sức khoẻ định kỳ cho cả 4 thành viên trong tình huống ở phần trên. 2. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm (ghi cụ thể yêu cầu file word/ppt, cách thức trình bày, thời gian nộp...) - Yêu cầu sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm được trình bày trên file ppt/pptx với mỗi slide gồm 3-5 gạch đầu dòng các ý cho từng câu hỏi với mỗi tình huống trên (có thể kết hợp cả văn bản và hình vẽ, sơ đồ). Các nhóm cần gửi bài trình bày cho giảng viên muộn nhất là 24h trước buổi học (qua email hoặc nộp bài trên LMS). - Hình thức trình bày: Giảng viên sẽ chỉ định ngẫu nhiên mỗi nhóm sinh viên chịu trách nhiệm trình bày kết quả thảo luận cho một thành viên trong tình huống. Với mỗi nhóm, giảng viên sẽ chỉ định một sinh viên bất kỳ trong nhóm sử dụng máy tính của nhóm hoặc máy tính ở giảng đường để thuyết trình trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm. - Thời gian trình bày: 10 phút/nhóm - Thời gian phản hồi và thảo luận: 10 phút/nhóm. + Sau khi sinh viên đại diện cho các nhóm trình bày kết quả, giảng viên sẽ yêu cầu các nhóm quan sát, nêu câu hỏi, nhận xét về kết quả nhóm đang trình bày. + Nhóm trình bày phản hồi, trả lời các câu hỏi + Giảng viên đặt câu hỏi, nhận xét cho phần làm việc và trình bày của mỗi nhóm. + Cuối buổi, giảng viên tóm tắt kết quả làm việc của các nhóm và tổng kết buổi học CBA 3. Tài liệu học tập - Tình huống thảo luận. - Định dạng/yêu cầu bài trình bày kết quả thảo luận nhóm. 4. Tài liệu tham khảo - Chu Văn Thăng (2012). Sức khoẻ lứa tuổi. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên M.02B.LEC.CBA.CTĐM 12Jul2022 Trần Khánh Toàn [email protected] 3 - Bộ Y tế (2013). Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2023 về việc “Hướng dẫn khám sức khỏe”. - Bộ Y tế (2017). Thông tư 23/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 về việc Hướng dẫn việc lập hồ sơ quản lý sức khoẻ; khám sức khoẻ định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng. - Bộ Y tế (2023). Thông tư 09/2023/TT-BYT ngày 5/5/2023 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe”. - Bộ Y tế (2023). Quyết định số 2796/2023/QĐ-BYT ngày 6/7/2023 về việc “Hướng dẫn về việc khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi”. - Bộ Y tế (2023). Thông tư số 32/2023/TT-BYT, ngày 31/12/2023 về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.