Nội dung text 84. THPT Bà Rịa Lần 2 - [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học ].docx
A. X là hợp chất hữu cơ đa chức. B. X là chất rắn, không tan trong nước. C. X thuộc loại chất béo. D. X có tên gọi là glycine. Câu 10. Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Saccharose. B. Cellulose. C. Glucose. D. Fructose. Câu 11. Khí carbon dioxide (CO₂) là một chất chữa cháy phổ biến được sử dụng trong bình cứu hỏa. Khi xảy ra cháy do chập điện trong kho chứa máy lạnh, tủ lạnh, quạt điện… người ta đã sử dụng bình CO₂ để chữa cháy thay vì dùng nước. Cho các phát biểu sau: (a) CO₂ khi được phun ra từ bình chữa cháy đã làm loãng nhanh nồng độ O₂ cần cho sự cháy. (b) CO 2 là một chất trơ về mặt hóa học nên không phản ứng với tất cả các chất trong mọi đám cháy. (c) Bề mặt thiết bị điện thường làm từ nhựa cách điện, kim loại chống gỉ … ở nhiệt độ cao đều phản ứng mạnh với CO 2 gây nguy hiểm. (d) CO₂ khi được phun ra từ bình chữa cháy đã hấp thụ một lượng nhiệt lớn từ đám cháy. (e) Việc dùng nước thay cho CO₂ có thể gây chập điện và nguy hiểm cho người dập lửa. Các phát biểu đúng là: A. (a), (c), (d), (e) B. (a), (b), (d), (e). C. (b), (c), (d), (e) D. (a), (d), (e) Câu 12. Cho 3 hợp chất hữu cơ: X (HO-CH 2 -CHO), Y (CH 3 COOH), Z (HCOOCH 3 ) Phát biểu nào sau đây sai? A. Y và Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH tạo muối carboxylate. B. X và Y đều tác dụng với dung dịch NaHCO 3 giải phóng khí CO 2 . C. X, Y, Z là các chất đồng phân của nhau. D. Nhiệt độ sôi giảm dần theo thứ tự: Y > X > Z. Câu 13. Dùng hóa chất nào sau đây có thể làm mềm được nước cứng vĩnh cửu? A. Ca(OH) 2 . B. NaOH. C. Mg(OH) 2 . D. K 3 PO 4 . Câu 14. Phổ khối lượng (MS) là phương pháp hiện đại dùng để xác định phân tử khối của các hợp chất hữu cơ. Hình bên là phổ khối của một hợp chất X, phân tử khối của X có giá trị tương ứng với giá trị m/z lớn nhất với cường độ rõ rệt. Chất X có thể là A. methanol. B. acetic acid. C. propanol. D. ethanol. Câu 15. Kim loại M được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như sản xuất phân bón, xà phòng, pháo hoa. Ion M + có cấu hình electron là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử M là A. 36. B. 18. C. 19. D. 38. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng về hợp chất aniline (C 6 H 5 NH 2 )? A. Aniline tác dụng được với dung dịch HCl. B. Aniline thuộc loại amine bậc 2. C. Aniline không phản ứng với dung dịch Br 2 . D. Aniline thuộc loại alkyl amine. Sử dụng các thông tin dưới đây để trả lời các câu 17 – 18: Các nguyên tố kim loại X, Y, T có các cặp oxi hóa – khử với thế điện cực chuẩn tương ứng cho trong bảng sau: Cặp oxi hoá-khử X 2+ /X X 3+ /X 2+ Y 2+ /Y T 2+ /T Thế điện cực chuẩn (V) -0,91 -0,41 -0,76 -0,26 Câu 17. Phản ứng nào sau đây xảy ra trong dung dịch? A. T + X 3+ → T 2+ + X 2+ . B. Y + X 3+ → Y 2+ + X 2+ . C. Y + X 3+ → Y 2+ + X. D. Y + X 2+ → Y 2+ + X. Câu 18. Sức điện động chuẩn nhỏ nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa – khử trong số các cặp trên là A. 0,15 V. B. 0,67 V. C. 0,35 V. D. 0,5 V. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cellulose là carbohydrate có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Hai tính chất
hóa học quan trọng của cellulose là phản ứng thủy phân trong môi trường acid và phản ứng của nhóm - OH. - Khi cho cellulose phản ứng với HNO 3 đặc nóng có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác sẽ tạo thành hỗn hợp cellulose trinitrate và cellulose dinitrate. - Khi cho cellulose phản ứng với lượng dư (CH 3 CO) 2 O trong CH 3 COOH có H 2 SO 4 đặc làm xúc tác sẽ tạo thành cellulose triacetate [C 6 H 7 O 2 (OCOCH 3 ) 3 ] n . Thủy phân không hoàn toàn cellulose triacetate trong dung dịch CH 3 COOH sẽ tạo ra cellulose diacetate. a) Trong cấu trúc phân tử cellulose diacetate, mỗi mắt xích có chứa một nhóm hydroxy (-OH). b) Phản ứng của cellulose với HNO 3 đặc nóng thuộc loại phản ứng thủy phân trong môi trường acid. c) Từ 16,20 tấn cellulose, với hiệu suất phản ứng tính theo cellulose là 90%, sẽ sản xuất được tối đa 26,73 tấn cellulose trinitrate d) Hỗn hợp của cellulose triacetate và cellulose diacetate gọi là tơ cellulose acetate, có dạng sợi, mềm mại, thường được dùng làm vải may mặc. Câu 2. Acetylsalicylic acid còn được gọi là aspirin - hoạt chất chính trong các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Trong quá trình điều chế, aspirin được tách ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp kết tinh. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm tổng hợp aspirin theo phương trình hóa học sau: + Chuẩn bị: Dụng cụ: bình cầu 100 mL, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, phễu lọc, giấy lọc. Hóa chất: 2 gam salicylic acid, 4 mL acetic anhydride lỏng (d = 1,08 g/ml), 3-4 giọt H 3 PO 4 đặc làm xúc tác. - Tiến hành: Bước 1. Cho salicylic acid vào bình cầu, thêm acetic anhydride và H 3 PO 4 đặc. Đun cách thủy ở khoảng nhiệt độ 60 o C - 70°C trong 15 phút. Bước 2. Thêm nước cất lạnh vào bình phản ứng, aspirin kết tinh nhanh dưới đáy bình Bước 3. Lọc lấy kết tinh, rửa bằng nước lạnh rồi sấy khô tinh thể trong tủ sấy ở 50 o C trong 30 phút. Bước 4. Đem cân tinh thể đã sấy khô thu được 1,8 gam aspirin. Nhóm học sinh đã ghi lại các phát biểu như sau: a) Hiệu suất của phản ứng tổng hợp aspirin nhỏ hơn 70%. b) Nhiệt độ bay hơi của aspirin cao hơn 70°C. c) Acetylsalicylic acid có chứa nhóm chức ester. d) H 3 PO 4 đặc vừa là chất xúc tác vừa là chất hút nước để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 3. Nhiễm độc chì xảy ra khi bụi kim loại Pb hoặc ion Pb²⁺ xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua các muối hòa tan và nhanh chóng phân tán rồi tích tụ trong máu, xương, gan, gây tổn thương nghiêm trọng như: thiếu máu, chậm phát triển trí tuệ, tổn thương thận và hệ thần kinh. Để loại bỏ chì, người ta sử dụng phức [Pb(EDTA)] 2− . Phức này được điều chế bằng phản ứng giữa dung dịch chứa phức aqua của cation Pb 2+ với dung dịch chứa anion EDTA. Phức [Pb(EDTA)] 2− tan trong nước và dễ bài tiết qua nước tiểu, giúp giảm hàm lượng Pb²⁺ trong máu. a) EDTA là phối tử đa càng có điện tích là 6 . b) Các muối Pb²⁺ tan trong nước tạo phức aqua mang điện tích dương. c) Nếu nồng độ chì trong máu của một bệnh nhân là 4 μmol/L thì hàm lượng chì trong máu của bệnh nhân này là 8,28 μg/mL. d) Phức [Pb(EDTA)] 2− bền hơn phức aqua của chì, tan tốt, không độc và dễ được đào thải. Câu 4. Điện phân dung dịch NaCl để điều chế Cl 2 và NaOH là một trong những quá trình điện phân quan trọng trong công nghiệp. Trong thực tế, người ta điện phân dung dịch NaCl bão hòa có nồng độ 300 g.L -1 với điện cực trơ, có màng ngăn điện cực. Sau một thời gian điện phân, nồng độ dung dịch NaCl tại anode giảm xuống đến mức 200 g.L -1 gọi là “nước muối nghèo” và được đưa ra khỏi bể điện phân,
đồng thời dung dịch NaCl bão hoà mới sẽ được bổ sung vào để tiếp tục quá trình điện phân (Xem sơ đồ bên dưới). Một trong những nguyên nhân được giải thích cho việc đưa “nước muối nghèo” ra khỏi bể điện phân là nếu tiếp tục điện phân với “nước muối nghèo” thì sẽ xảy ra sự oxi hóa H 2 O, làm giảm hiệu suất điện phân. a) Khi điện phân dung dịch NaCl, ở anode có sự khử anion chloride thành khí chlorine. b) Màng ngăn xốp có vai trò ngăn cản anion OH - di chuyển sang anode phản ứng với Cl 2 . c) Với mỗi lít nước muối bão hoà ban đầu, khi điện phân đến nồng độ “nước muối nghèo” thì sẽ thu được 54,7 gam NaOH, biết hiệu suất chuyển hóa NaCl thành NaOH là 90%. d) Nếu tiếp tục điện phân với nước muối nghèo thì ở anode sẽ có khí oxygen thoát ra. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Có tổng số bao nhiêu đồng phân cấu tạo amine chứa một vòng benzene có công thức phân tử C 7 H 9 N? Câu 2. Trong thành phần của một loại sơn dầu RainBow có chứa các triester của glycerol với linoleic acid (C 17 H 31 COOH) và linolenic acid (C 17 H 29 COOH). Các triester chứa các gốc acid béo có thể giống hoặc khác nhau. Triester có phân tử khối lớn nhất có giá trị là bao nhiêu? Câu 3. Trong công nghiệp, kim loại nhôm (aluminium, Al) được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy aluminium oxide trong cryolite. Quá trình điện phân diễn ra trong 6 giờ liên tục với cường độ dòng điện 120000 A. Trong điều kiện này, cryolite không bị điện phân. Biết hiệu suất quá trình chuyển hóa Al 2 O 3 thành Al đạt 95,5%. Số kg nhôm thu được là bao nhiêu? (Cho F = 96,500 C/mol, kết quả làm tròn phép tính cuối cùng đến hàng đơn vị). Câu 4. Cho bảng thông tin sau: Cột A Cột B (1) Tinh bột (a) Mono saccharide có phản ứng làm mất màu nước bromine (b) Tạo phức màu xanh tím với iodine (c) Dung dịch nước hòa tan được Cu(OH) 2 ở điều kiện thường nhưng không có phản ứng tráng bạc. (d) Điều chế tơ visco, tơ acetate (2) Glucose (3) Cellulose (4) Fructose (5) Saccharose (6) Maltose Ghép chất ở cột A phù hợp với thông tin ở cột B và ghi số thứ tự ở cột A ứng với thứ tự abcd (ví dụ: theo thứ tự thông tin abcd thì chất ở cột A là: 1234, 5146,..) Câu 5. Titanium (Ti) là loại kim loại có tính ứng dụng cao, được sử dụng để chế tạo động cơ hoặc khung máy bay giúp tăng cường độ bền và khả năng chống ăn mòn vượt trội. Trong công nghiệp, titanium chủ yếu được khai thác từ khoáng ilmenite (FeTiO₃). Quá trình sản xuất titan từ ilmenite trải qua nhiều công đoạn hóa học quan trọng, bao gồm các bước tách TiO₂ từ FeTiO₃ và chuyển hóa TiO₂ thành kim loại Ti theo quy trình Kroll (Phản ứng A, B, C, D trong sơ đồ). Quá trình