Nội dung text CHỦ ĐỀ 2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (File HS).doc
CHỦ ĐỀ 2 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (FILE HS) CHỦ ĐỀ 2 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 18 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT 18 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 20 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) 20 Mức 1: nhận biết 20 Mức 2: thông hiểu 22 Mức 3: vận dụng 23 Phần 2: Bài tập trắc nghiệm đúng sai 24 Phần 3: Bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn 26 Mức 2: thông hiểu 26 Mức 3: vận dụng 27
2 CHỦ ĐỀ 2 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (Z). Hiện nay người ta đã biết 118 nguyên tố hóa học (94 nguyên tố tồn tại trong tự nhiên + 24 nguyên tố tạo ra trong phòng thí nghiệm). II. KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ: A ZX - X là kí hiệu nguyên tố. - Số Z và số khối A là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Lưu ý: Nguyên tử thì luôn trung hòa về điện, nhưng trong nguyên tử hạt electron mang điện -1, proton mang điện +1 và neutron thì không mang điện nên dẫn đến số e = số p. III. ĐỒNG VỊ Các đồng vị của một nguyên tố hóa học là các nguyên tử có cùng số proton (cùng số Z), khác nhau số neutron (khác số N) => khác số khối A. Vd: Hydrogen có 3 đồng vị : 1 1H (kí hiệu là H), 2 1H (kí hiệu là D), 3 1H (kí hiệu là T) ; carbon có 3 đồng vị : 12 6C , 13 6C , 14 6C … Mô hình cấu tạo nguyên tử các đồng vị của nguyên tố hydrogen Các đồng vị khác nhau về tính chất vật lí nhưng giống nhau về tính chất hóa học. Các đồng vị không bền là đồng vị phóng xạ được dùng trong y học, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học. IV. NGUYÊN TỬ KHỐI 1. Nguyên tử khối - Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử. Ví dụ: Một nguyên tử oxygen có khối lượng là 2,656.10 -23 g = 23 24 2,656.10 16 amu 1,66.10 g g => Khối lượng nguyên tử oxygen nặng gấp khoảng 16 lần đơn vị khối lượng nguyên tử. - Do khối lượng của proton và neutron gần bằng 1,0 amu, còn khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều (0,00055 amu), nên có thể coi nguyên tử khối gần bằng số khối của hạt nhân. Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố potassium (K) có Z = 19; N = 20 => nguyên tử khối K là A = Z +N = 19 + 20 =39. 2. Nguyên tử khối trung bình Hầu hết các nguyên tố trong tự nhiên là hỗn hợp của nhiều đồng vị, mỗi đồng vị có khối lượng và tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình (kí hiệu là __ A ) của hỗn hợp các đồng vị nguyên tố đó.
3 Ví dụ : bằng phương pháp phổ khối lượng, người ta xác định được trong tự nhiên nguyên tố chlorine có hai đồng vị bền là 3537 1717Cl(75,77%), Cl(24,23%) số nguyên tử. Phổ khối lượng của chlorine Nguyên tử khối trung bình của chlorine __ Cl 35.75,77 + 37.24,23 A=35,4835,5 100 * Tổng quát: 121122X(x%), X(x%).....X(x%)nAAA ZZZnn Ta có: ___ 1122A.x+A.x....A.x A= 100 nn Nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học ghi trong bảng tuần hoàn là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị trong tự nhiên. B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (CHỌN 1 ĐÁP ÁN) MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1 [KNTT- SBT] Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. Câu 2. [KNTT- SBT] Kí hiệu nguyên tử nào sau đây được viết đúng? A. 15 7N . B. 16O . C. 16S . D. 24 12Mg . Câu 3. [CD-SBT]. Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học, nhưng khác nhau về A. tính chất hoá học. B. khối lượng nguyên tử. C. số proton. D. số electron. Câu 4. [CTST - SGK] Một nguyên tử X có 16 proton, 16 electron và 16 neutron. Nguyên tử X có kí hiệu là A. 48 16S . B. 16 32Ge . C. 32 16S . D. 16 32S . Câu 5. [CTST - SBT] Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị? A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau. C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. Câu 6. [CTST - SBT] Nguyên tử của nguyên tố A là 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là
4 A. 137 56A . B. 56 137A . C. 81 56A . D. 56 81A . Câu 7. [CD-SBT]. Cặp nguyên tử nào sau đây có cùng số neutron? A. 11 5B và 12 6C B. 7 3Li và 9 4Be C. 24 12Mg và 24 18Si . D. 14 7N và 16 8O . Câu 8: Hình ảnh mô hình nguyên tử các đồng vị của nguyên tử Hydrogen được cho dưới đây. Các đồng vị này khác nhau về A. Số proton. B. Số neutron. C. Số electron. D. Số hiệu nguyên tử. Câu 9: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng A. số khối B. điện tích hạt nhân C. số electron D. tổng số proton và neutron Câu 10: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị : A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối. B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số neutron. Câu 11: Nguyên tử A có 12 electron, 12 neutron, kí hiệu nguyên tử của A là A. 12 25A B. 25 12A C. 12 24A . D. 24 12A Câu 12: Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt neutron là 28? A. 39 19K . B. 54 26Fe C. 32 15P D. 23 11Na Câu 13: Kí hiệu nguyên tử Sodium được cho tại hình bên dưới. Số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử sodium lần lượt là Kí hiệu nguyên tử Sodium A. 23, 11, 11. B. 23, 11, 12. C. 11, 12, 11. D. 11, 23, 11. Câu 14: Một nguyên tử có 29 proton, 36 neutron và 29 electron. Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử có giá trị: A. Số hiệu nguyên tử = 16, số khối = 36. B. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 36. C. Số hiệu nguyên tử = 29, số khối = 65. D. Số hiệu nguyên tử = 36, số khối = 65. Câu 15: Cho bảng thông tin sau về nguyên tử nguyên tố Fluorine. Nguyên tố Kí hiệu Số proton Số neutron Số electron Fluorine 19 9F 9 …………… ………………. Thông tin về một nguyên tử của nguyên tố Fluorine. Số neutron và số electron của nguyên tử Fluorine trên lần lượt là