Nội dung text ĐỀ 3 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 12 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách)- fix.docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Khi chất rắn kết tinh được nung nóng. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Các phân tử dao động với biên độ không đổi, khoảng cách giữa các phân tử không đổi. B. Các phân tử dao động với biên độ tăng lên, khoảng cách giữa các phân tử tăng lên. C. Các phân tử dao động với biên độ không đổi, khoảng cách giữa các phân tử tăng lên. D. Các phân tử dao động với biên độ tăng lên, khoảng cách giữa các phân tử không đổi. Câu 2: Trong quá trình hóa hơi, khi đạt đến nhiệt độ sôi thì chất lỏng không tăng nhiệt độ là do A. phần nhiệt lượng nhận thêm cân bằng với phần nhiệt tỏa ra môi trường bên ngoài. B. phần nhiệt lượng nhận thêm đã chuyển thành động năng của các phân tử. C. phần nhiệt lượng nhận thêm dùng để phá vỡ liên kết với các phân tử xung quanh. D. phần nhiệt lượng nhận thêm đã chuyển thành thế năng và động năng của các phân tử. Câu 3: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí được gọi là A. sự nóng chảy. B. sự thăng hoa C. sự ngưng tụ. D. sự ngưng kết. Câu 4: Cho ba vật A, B, C có nhiệt độ tương ứng là t A , t B , t C tiếp xúc nhiệt với nhau đến khi hệ đạt trạng thái cân bằng nhiệt t 0 . Biết vật A và B tỏa nhiệt, vật C thu nhiệt. Kết luận nào sau đây là chắc chắn đúng? A. t A < t 0 . B. t B > t 0 . C. t C = t 0 . D. t A > t B Câu 5: Nhiệt nóng chảy riêng là đại lượng vật lý được xác định cho A. chất rắn kết tinh. B. chất lỏng. C. chất khí. D. chất rắn vô định hình. Câu 6: Một chất lỏng đạt đến nhiệt độ sôi. Khi cung cấp một nhiệt lượng Q thì khối lượng chất lỏng hóa thành hơi là m. Hệ thức nào sau đây là đúng? A. 2 Q m = hằng số. B. Q m = hằng số. C. Q.m = hằng số. D. 2 Q m hằng số. Câu 7: Giả sử bạn đang đo nhiệt dung riêng của một mẫu kim loại nóng ban đầu bằng cách sử dụng một nhiệt lượng kế chứa nước. Vì nhiệt lượng kế không hoàn toàn cách nhiệt với môi trường bên ngoài, có sự truyền nhiệt giữa nhiệt lượng kế và không gian xung quanh qua hơi nước nóng. Để thu được kết quả đúng nhất của nhiệt dung riêng, bạn nên sử dụng nước ở nhiệt độ ban đầu A. thấp hơn nhiệt độ phòng. B. bằng nhiệt độ phòng. C. cao hơn nhiệt độ phòng. D. bất kì nhiệt độ nào. Câu 8: Chọn phát biểu sai. Các phân tử của chất khí A. sẽ đứng yên khi áp suất bằng áp suất khí quyển. B. có khoảng cách rất lớn so với kích thước của nó. C. chuyển động hỗn loạn không ngừng. D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Câu 9: Một quả bóng mềm kín khí có thể tích V khi ở trên mặt nước. Giả sử một người thợ lặn mang quả bóng này xuống lòng biển ở một độ sâu đủ lớn (nhiệt độ của khí trong quả bóng thay đổi không đáng kể). Lúc này thể tích khí trong quả bóng sẽ A. tăng lên. B. không đổi. C. giảm xuống. D. tăng rồi giảm. Câu 10: Định luật Boyle về chất khí cho ta biết điều gì? A. Liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí khi thể tích không đổi. B. Liên hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi. C. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một lượng khí khi áp suất không đổi. D. Liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí xác định. Câu 11: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí xác định, khi áp suất của khối khí tăng thì A. nhiệt độ của khối khí tăng tỉ lệ với áp suất. B. nhiệt độ của khối khí giảm tỉ lệ với áp suất. Mã đề thi: 3
C. thể tích của khối khí tăng tỉ lệ với áp suất. D. thể tích của khối khí giảm tỉ lệ với áp suất. Câu 12: Trong quá trình đẳng áp, nhiệt độ của một lượng khí nhất định tăng từ 27 0 C lên 87 0 C thì thể tích của nó tăng lên bao nhiêu lần? A. 3,2 lần. B. 1,2 lần. C. 4,2 lần. D. 2,2 lần. Câu 13: Trong quá trình đẳng nhiệt, nếu thể tích của khối lượng khí xác định tăng thì áp suất của khí sẽ A. giảm xuống. B. tăng lên. C. không đổi. D. giảm rồi tăng. Câu 14: Một học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng áp của một lượng khí lí tưởng xác định. Để kiểm tra tính đúng đắn của định luật Charles, học sinh này cần thay đổi các đại lượng nào của khối khí? A. nhiệt độ và áp suất. B. nhiệt độ và thể tích. C. thể tích và áp suất. D. nhiệt độ, thể tích, áp suất. Câu 15: Tiến hành nung nóng một chất rắn kết tinh có khối lượng và nhiệt độ ban đầu xác định. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ t của chất rắn theo nhiệt lượng Q đã cung cấp. Khi mẫu chất có nhiệt độ t = 50 0 C thì lúc này nó đang ở A. thể rắn. B. thể lỏng. C. thể rắn và thể lỏng. D. thể hơi. t 50 Q O Câu 16: Trong một bình có thể tích 8 dm 3 có chứa 6,4 g khí nitrogen ở áp suất 10 5 Pa. Biết khối lượng mol của phân tử nitrogen là 28 g/mol. Hằng số khí R = 8,31 J/mol.K. Trung bình của bình phương tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử khí nitrogen trong bình là A. 3,75.10 4 m 2 /s 2 . B. 37,5.10 4 m 2 /s 2 . C. 75,0.10 4 m 2 /s 2 . D. 7,50.10 4 m 2 /s 2 . Câu 17: Ba khối khí lí tưởng có cùng khối lượng biến đổi đẳng nhiệt có đồ thị là các đường hypebol được biểu diễn trong đồ thị pOV như hình bên. So sánh nào sau đây là đúng? A. T 1 = T 2 = T 3 . B. T 1 > T 2 > T 3 . C. T 1 < T 3 < T 2 . D. T 1 < T 2 < T 3 . O p V 3T 2T 1T Câu 18: Một hồ chứa nước, thể tích nước trong hồ là V 1 = 270 L. Ban đầu nhiệt độ nước trong hồ là t 1 = 24 0 C còn nhiệt độ môi trường xung quanh là t 0 = 16 0 C. Do nước tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh nên sau một thời gian, nhiệt độ nước trong hồ giảm đến nhiệt độ t' 1 = 23 0 C. Lúc này, để nước trong hồ trở lại nhiệt độ t1, người ta đổ nhanh vào hồ một lượng nước có thể tích V 2 , nhiệt độ t 2 = 60 0 C. Cho rằng sự cân bằng nhiệt của nước trong hồ xảy ra tức thời. Giá trị của V 2 là A. 7,5 lít. B. 15,0 lít. C. 6,0 lít. D. 12,0 lít. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình bên là đồ thị của lực tương tác F giữa hai phân tử phụ thuộc vào khoảng cách r của chúng. r F 1r 2r O Phát biểu Đún g Sai a) Khi r < r 1 , lực hút giữa hai phân tử bằng không. b) Khi r 1 < r < r 2 , độ lớn lực tương tác giữa hai phân tử tăng khi r tăng. c) Khi r = r 1 , lực hút và lực đẩy giữa hai phân tử có độ lớn bằng nhau. d) Khi r = r 2 , độ lớn lực hút giữa hai phân tử đạt cực đại.
Câu 2: Khi nung nóng một chất rắn kết tinh ở áp suất tiêu chuẩn, nhiệt độ của chất rắn tăng lên đến một giá trị nào đó thì chất rắn bắt đầu chuyển sang thể lỏng. Quá trình này được gọi là quá trình nóng chảy. Phát biểu Đún g Sai a) Nhiệt độ mà chất rắn kết tinh bắt đầu nóng chảy gọi là nhiệt độ nóng chảy. b) Trong quá trình nung nóng, các phân tử của chất rắn sẽ dao động mạnh làm tăng khoảng cách giữa chúng. c) Nhiệt độ của chất rắn kết tinh tăng liên tục trong quá trình nung nóng đến khi nó nóng chảy hoàn toàn. d) Sau khi chuyển sang thể lỏng, nếu ngừng cung cấp nhiệt thì chất lỏng sẽ bắt đầu quá trình đông đặc. Câu 3: Một bình kín chứa khí oxygen có thể tích 8 lít đặt trên một cân điện tử thì số chỉ của cân là 80 g. Dùng một áp kế và nhiệt kế để đo áp suất và nhiệt độ của khối khí thì các giá trị đo được là 1,5 atm và −13 0 C. Lấy khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 32 g/mol và hằng số khí R = 0,082 (atm.lít)/(mol.K). Phát biểu Đún g Sai a) Khối lượng của bình xấp xỉ 62 g. b) Khối lượng riêng của khí trong bình xấp xỉ 1,8 g/lít c) Nếu làm lạnh bình khí xuống nhiệt độ −53°C rồi đem cân thì số chỉ của cân vẫn không thay đổi. d) Trong trường hợp làm lạnh khí xuống nhiệt độ −53°C, áp suất khí trong bình lúc đó xấp xỉ 1,27 atm. Câu 4: Hình dưới mô tả thí nghiệm làm tan chảy đá bằng nguồn nóng để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá (kết quả nhiệt nóng chảy riêng ghi lại tới chữ số thấp phân đầu tiên). Biết công suất điện của nguồn nóng là 16 W + Bước 1: Ban đầu, chưa bật nguồn điện, sau 5 phút, nước đã tan ra và chảy xuống cốc. Số chỉ hiện trên cân là 2,5 g. + Bước 2: Sau đó, bật nguồn điện để nguồn nóng làm tan đá. Sau 5 phút tiếp theo, nước đá tan ra và chảy xuống cốc. Số chỉ hiện trên cân là 20,3 g. Phát biểu Đún g Sai a) Trong 5 phút đầu tiên (ở bước 1), đá nóng chảy và nhiệt độ tăng dần. b) Khối lượng của nước đá đã tan bởi nguồn nóng làm nóng là 17,8 g. c) Nhiệt nóng chảy riêng của nước đã tính ra trong thí nghiệm trên là 313,7 kJ/kg. d) Biết giá trị nhiệt nóng chảy riêng của nước đã được ghi nhận là 333 kJ/kg. Sai lệch của kết quả thí nghiệm so với giá trị đã được ghi nhận là 9,4%. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được ở Hoa Kỳ là 57 0 C (vào ngày 10/7/1913, tại Thung lũng Chết, California). Nhiệt độ này đo theo thang Kelvin là bao nhiêu K? Đáp án Câu 2: Áp suất của không khí trong phổi khi thở ra và dung tích của phổi lần lượt là 10 4 Pa và 0,85 lít. Khi hít vào dung tích của phổi tăng thêm 80 ml thì áp suất không khí trong phổi bằng bao nhiêu Pa? Cho rằng nhiệt độ trong phổi không thay đổi. (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Đáp án Câu 3: Hai khối khí lí tưởng xác định biến đổi đẳng tích (thể tích được giữ T p 1V 2V O