Nội dung text CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. XE PHẢN LỰC.Image.Marked.pdf
CHỦ ĐỀ XE PHẢN LỰC Nhóm giáo viên thực hiện: 1. Tên chủ đề: XE PHẢN LỰC Số tiết 3 Tiết – Vật Lý 10 ( Cơ Bản) 2. Mô tả chủ đề: Dự án “Xe Phản lực” là một ý tưởng dạy học theo định hướng STEM cho đối tượng học sinh lớp 10. Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới: Thông qua các hoạt động học sinh nghiên cứu được các kiến về động lượng, định luật bảo toàn động lượng. phát triển được năng lực thực hành, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,...chính hoạt động gia công, chế tạo đơn giản này làm học sinh vượt qua rào cản e ngại khi đối mặt với các nhiệm vụ thực hành. Để thực hiện dự án này học sinh cần chiếm lĩnh kiến thức các bài học Vật lý 10: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. Công nghệ 11: Vẽ, thiết kế mô hình. Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật (Bài 8 – Công nghệ lớp 11); 3. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng: a) Kiến thức + Hiểu và phát biểu được thế nào là hệ kín, nội lực, ngoại lực. + Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực. + Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính, biểu diễn được vectơ động lượng nêu được đơn vị của động lượng. + Phát biểu được định luật II Niu-tơn dạng F t p + Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập.
b) Kĩ năng - Biết quan sát (quan sát gì)các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hằng ngày hoặc trong các thí nghiệm ; biết điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí. - Sử dụng được các dụng cụ đo phổ biến của vật lí (loai nào?), có kĩ năng lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lí đơn giản. - Biết phân tích, tổng hợp và xử lí các thông tin thu được để rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ hay về bản chất của các hiện tượng hoặc quá trình vật lí, cũng như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề ra. - Vận dụng được kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình vật lí, giải các bài tập vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông. - Sử dụng được các thuật ngữ vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin. – Vẽ được bản thiết kế xe phản lực. – Chế tạo được xe phản lực. – Giải thích được các hiện tượng phát sinh trong quá trình thiết kế. – Trình bày, bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác; – Hợp tác trong nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập. c. Phát triển phẩm chất: – Có thái độ tích cực, hợp tác trong làm việc nhóm; – Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học; – Có ý thức bảo vệ môi trường. d. Phát triển năng lực chung – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo khi thiết kế xe sao cho xe chuyển động xa nhất; chế tạo xe đẹp hiệu suất cao; – Năng lực giao tiếp và hợp tác: thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể.
Phát biểu được định nghĩa động lượng và định luật bảo toàn động lượng đối với hệ cô lập. Tìm hiểu các ví dụ thực tế chuyển động bằng phản lực Tiếp nhận nhiệm vụ thiết kế “ Xe phản lực”, ghi nhận các tiêu chí đánh giá sản phẩm này. B. Nội dung: – GV tổ chức cho HS xem các clip chuyển động bằng phản lực của con tên lửa, pháo thăng thiên...... - GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức qua phiếu học tập. – Từ các video khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án “ Xe phản lực” dựa trên kiến thức về động lượng và định luật bảo toàn động lượng, chuyển động bằng phản lực. – GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau: – Bản ghi chép kiến thức mới về động lượng, định luật bảo toàn động lượng, chuyển động bằng phản lực. – Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án. D. Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ Trên cơ sở GV đã giao nhiệm vụ cho HS về các chuyển động bằng phản lực trong thực tế, GV đặt câu hỏi để HS trả lời: Các tên lửa, pháo thăng thiên chuyển động theo nguyên tắc nào? GV tổng kết bổ sung, chỉ ra được: chuyển động bằng phản lực Bước 2. HS xem video (video gì) khám phá kiến thức.