Nội dung text 8. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học - Trường THPT Nguyễn Huệ có lời giải.doc
1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi gồm: … trang. Họ và tên học sinh:…………………………. …………………………Số báo danh:………………. Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 21. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua phổi? A. Châu chấu. B. Cá chép. C. Tôm. D. Ba ba. Câu 2: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau? A. F.Jacob. B. G.J.Mendel. C. C.Correns. D. T.H.Morgan. Câu 3: Phương pháp nghiên cứu di truyền nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng klinefelter? A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu tế bào. C. Di truyền hóa sinh. D. Nghiên cứu phả hệ. Câu 4: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp? A. Cơ quan tương tự. B. Cơ quan thoái hóa. C. Hóa thạch xương khủng long. D. Cơ quan tương đồng. Câu 5: Bọ xít có vòi chích dịch từ cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ A. kí sinh-vật chủ B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 6: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa chủ yếu gặp ở các loài nào sau đây? A. Động vật bậc cao. B. Động vật bậc thấp. C. Thực vật sinh sản hữu tính. D. Thực vật sinh sản vô tính. Câu 7: Hệ sinh thái nào sau đây có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất? A. Ao nuôi cá. B. Cánh đồng lúa. C. Đầm nuôi tôm. D. Rừng mưa nhiệt đới. Câu 8: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? A. Trong mùa sinh sản, các con đực tranh giành con cái. B. Bồ nông xếp thành hàng để bắt cá. C. Hiện tượng liền rễ của hai cây thông nhựa mọc cạnh nhau. D. Cây lúa và cỏ dại trong cùng ruộng lúa Câu 9: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học? A. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. B. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic. C. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ). D. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. Câu 10: Hình bên mô tả cơ chế hình thành thể đột biến X từ hai loài lưỡng bội. Cơ thể X gọi là: