Nội dung text 2. CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH thơ (Có phí).docx
BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ SONG THẤT LỤC BÁT, THƠ TÁM CHỮ, THƠ TỰ DO…) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: -Giúp học sinh nắm vững các bước phân tích một tác phẩm thơ. -Hiểu rõ các yếu tố nội dung và nghệ thuật trong thơ. -Nắm được giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm. 2.Kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ thơ ca. -Phân tích, đánh giá các yếu tố nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, v.v.). -Tổng hợp, khái quát và trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc. -Vận dụng kiến thức để viết bài văn phân tích tác phẩm thơ. 3. Phẩm chất -Bồi dưỡng tình yêu thơ ca, trân trọng giá trị văn học. -Nâng cao khả năng cảm thụ thẩm mỹ. -Rèn luyện tư duy sáng tạo, độc lập. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Soạn giáo án chi tiết. Chuẩn bị văn bản tác phẩm thơ. Chuẩn bị tài liệu tham khảo (nếu cần). Bảng, phấn, bút, máy chiếu (nếu có). 2. Học sinh: Đọc kỹ tác phẩm thơ trước khi đến lớp. Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác (nếu có). Chuẩn bị giấy, bút. III. Tiến trình bài học A. LÝ THUYẾT I. KHÁI QUÁT VỀ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - THƠ Có nhiều dạng đề nghị luận văn học thường gặp về phân tích một bài thơ: như thơ song thất lục bát, thơ 5,6,7,8 chữ, thơ tự do… II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ) - Xác định được thể thơ: Thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt. - Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,…); nêu ý kiến chung cuả người viết về bài thơ. - Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ. - Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,…) - Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. III. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI PHÂN TÍCH THƠ - Phân tích thơ là phân tích những từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp tu từ... được sử dụng trong bài thơ để từ đó làm nổi bật những tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm. - Phương pháp phân tích hoặc cảm nhận giúp cho người đọc nhận ra cái hay, cái đẹp, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ đó. Đồng thời thấy được tài năng, sự sáng tạo, độc đáo của tác giả trong việc lựa chọn những hình ảnh, từ ngữ có thể miêu tả một cách chính xác và sâu sắc những tư tưởng, tình cảm mà họ muốn gửi gắm. Vì vậy việc phân tích thơ cần lưu ý một số điều: + Vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ + Thể thơ: lục bát, thất ngôn bát cú, tự do, thơ 5 chữ,...
+ Hình ảnh, chi tiết, giọng điệu, vần (nhịp) thơ, ngôn ngữ thơ… - Bố cục: Đây là phần quan trọng nhất để các em tìm ý, tìm luận điểm cho bài phân tích của mình. Có thể chia theo khổ, chia theo đoạn, câu... * Kiến thức cần có trước khi làm bài - Kiến thức về tác giả - Nắm chắc bài thơ (ghi nhớ thơ giúp việc phân tích thơ dễ dàng hơn) - Nội dung chính của tác phẩm - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm - Một số tác giả, tác phẩm cùng chủ đề để so sánh đối chiếu (nếu có) IV. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH PHÂN TÍCH THƠ 1. Bước 1: Phân tích đề (xác định yêu cầu đề bài) - Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác. - Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ để xác định yêu cầu của đề bài (Bài thơ ấy là bài thơ nào? Tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, nội dung, chủ đề cần phân tích, nghệ thuật đặc sắc của bài thơ). Ví dụ: Đề bài: Phân tích bài thơ “Khi mùa thu sang” của Trần Đăng Khoa - Qua tìm hiểu đề bài ta có thể xác định: + Bài thơ cần phân tích: Khi mùa thu sang + Tác giả: Trần Đăng Khoa + Nội dung, chủ đề cần phân tích: Bức tranh thiên nhiên khi mùa thu đến thật đẹp, sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu và hình ảnh cuộc sống, con người ở thôn quê thật bình dị, ấm áp. + Nghệ thuật đặc sắc: thể thơ (thơ sáu chữ), cách gieo vần (vần chân và vần cách), biện pháp tu từ (Liệt kê, nhân hóa…) 2. Bước 2: Lập dàn ý cho bài phân tích - Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu; Đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất của bài viết, tránh bỏ sót những nội dung quan trọng. - Các em có thể xây dựng dàn ý dựa trên cấu trúc 3 phần: * Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp). *Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích. Lần lượt phân tích bài thơ theo hệ thống ý dự kiến (mạch cảm xúc hay theo phương diện nội dung và nghệ thuật) - Dạng phổ biến nhất là phân tích theo phương diện nội dung và nghệ thuật: + Phân tích nội dung và chủ đề của bài thơ + Phân tích về phương diện nghệ thuật của bài thơ (Nêu cảm nhận về thể thơ, vần, nhịp và tác dụng của thể thơ trong việc biểu đạt nội dung. Các yếu tố miêu tả, hình ảnh nổi bật, chi tiết, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ,..được sử dụng. *Kết bài: Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ. 3. Bước 3: Viết bài. - Đọc lại bài thơ, đoạn thơ: - Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích. - Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ: + Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn. Khi phân tích một bài thơ dài, các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích. Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.
+ Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: Khai-thừa-chuyển-hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích theo 2 cặp câu, thơ tự do phân tích theo mạch cảm xúc... - Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ: Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc hơn. + B1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào(nếu hay thì nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì?) + B2: Vì sao (Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?) + B3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với cuộc sống... (Tùy từng trường hợp cụ thể) * Lưu ý. - Khi viết lựa chọn những từ ngữ chính xác, phù hợp thể hiện được quan điểm và tình cảm của người viết, tránh sử dụng những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì. Nên sử dụng hiệu quả các thông tin ngoài tác phẩm (nếu có), giúp cho việc phân tích các giá trị của tác phẩm được rõ ràng, nổi bật hơn - Khi viết bài, cần bám sát dàn ý đã lập; sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá - Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc; diễn đạt sáng rõ, thể hiện được cảm xúc của người viết - Chú ý sự khác nhau về yêu cầu, mục đích của kiểu bài ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ và kiểu bài phân tích một bài thơ 4. Bước 4. Đọc lại bài (3 phút - nếu còn thời gian) - Chú ý đọc lại những câu mở bài, thân bài, kết kết xem đã viết đúng, rõ ràng chưa. - Soát lỗi chính tả. - Nếu có lỗi cần sửa thì gạch đi sửa lại thật sạch sẽ. V. DÀN Ý CHUNG PHÂN TÍCH THƠ ( LỚP 9 ) MẪU MỞ BÀI CHUNG: Một nhà thơ vĩ đại người Nga đã từng tâm niệm rằng: “thơ ca bắt nguồn từ những âm vang của tâm hồn”. Thật vậy, thơ ca muôn đời là những thổn thức, những nỗi niềm chân thành cất lên từ trái tim đa cảm của người nghệ sĩ. Khi đến với thế giới nghệ thuật trong thi phẩm………của …..ta sẽ bắt gặp những thanh âm, giai điệu………(đẹp đẽ của thiên nhiên/ cao đẹp của con người/ hào hùng, lãng mạn của người lính/ vui tươi của cuộc sống/ đậm đà tình yêu/ tình nghĩa với…..của….) đầy xúc động. Nhất là trong trích đoạn....... vẻ đẹp……….hiện ra thật …… (ngọt ngào/đắm say/ da diết/ đầm ấm/ kỳ diệu/ đáng ngưỡng mộ/ tự hào/ cao cả/ vĩ đại/ oai hùng/ thơ mộng/.......). CÁCH TRÌNH BÀY THÂN BÀI: LUẬN ĐIỂM 1: KHÁI QUÁT Nhà thơ....tên đầy đủ....là người con của vùng đất...(quê). Ông/ bà trưởng thành/ thành công từ cuộc kháng chiến chống.....(hoặc từ thời kì văn học.....). Ông/ bà cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam chuyên viết về ...... (đề tài và thể loại) với những vần thơ...........(phong cách sáng tác). Thi phẩm .......là viên ngọc quý trong sự nghiệp sáng tác của tác giả cũng là bông hoa đẹp trong khu vườn thơ ca Việt nam. Bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm người đọc xúc động trước......(vẻ đẹp thiên nhiên/ vẻ đẹp con người/ vẻ đẹp cuộc sống...tùy bài). Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn trích ....(nêu tên khổ thơ/ hoặc bí quá viết đoạn trích trên) LUẬN ĐIỂM 2: Khi mở ra cánh cửa bài thơ người đọc ngỡ ngàng trước một................(khái quát nội dung những khổ trước hoặc cả bài)..........Trước tiên là một nét vẽ thật khéo của người nghệ sĩ về...............( nêu tên luận điểm mình phân tích) Trích thơ Bằng sự khéo léo trong việc sử dụng nghệ thuật ....( nếu có nghệ thuật và phải ghi hình ảnh ra/ nếu không có nghệ thuật thì ghi là hình ảnh/ từ ngữ...) đã làm hiện ra.........(phân tích chi tiết các ý ra, ý nào xong ý đấy rồi mới chuyển sang ý khác ko trình bày lộn xộn). Có thể thấy rằng ..........(tên tác giả hoặc từ thay thế ko lặp từ) viết về .....chỉ bằng tài năng mà bằng cả tâm hồn tinh tế và tình yêu tha thiết