PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text QUẦN XÃ SINH VẬT - đề.pdf

QUẦN XÃ SINH VẬT I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1. Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài. A. Kí sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Cạnh tranh. D. Hợp tác. Câu 2. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. kí sinh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 3. Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính? A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ vật kí sinh - vật chủ. C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Câu 4. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào không có sinh vật nào được lợi? A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. B. Quan hệ kí sinh - vật chủ. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Câu 5. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại? A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ. B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi. C. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi. D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm. Câu 6. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ: A. kí sinh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác. Câu 7. Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzyme phân giải xenlulôzơ trong thức ăn của mối thành đường để nuôi sống cả hai. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. ức chế cảm nhiễm. Câu 8. Chim sáo mỏ đỏ và linh dương là mối quan hệ sinh thái gì? A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hợp tác. Câu 9. Quần xã sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây? A. Sự phân tầng trong không gian.B. Độ đa dạng về thành phần loài. C. Loài ưu thế và loài đặc trưng. D. Mật độ cá thể của quần thể. Câu 10. Mèo rừng và rắn cùng bắt chuột làm thức ăn; Quan hệ giữa mèo rừng và rắn là quan hệ gì? A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh. Câu 11. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất, dẫn tới hiện tượng diễn thế sinh thái? A. Loài ưu thế. B. Loài thứ yếu. C. Loài ngẫu nhiên. D. Loài đặc hữu.


Từ kết quả thí nghiệm, có bao nhiêu nhận định sau đúng? I. Sự có mặt của loài cầu gai và ốc nón đã ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo. II. Khi chỉ có ốc nón và tảo, quần thể tảo phục hồi với mức độ khá cao. III. Cầu gai là yếu tố ức chế chủ yếu đến sự phát triển của tảo. IV. Khi loại bỏ cầu gai, ốc nón có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển số lượng cá thể tăng lên nên đã tạo nên sự ức chế nhỏ lên sự sinh trưởng và phát triển của quần thể tảo. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của loài A và B đến sự sinh trưởng và phát triển của loài C, người ta thực hiện 4 thí nghiệm được trình bày như sau hình bên: Thí nghiệm này cho phép rút ra kết luận nào sau đây? A. Loài A và loài B đều không ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng cá thể của loài C. B. Loài A và loài B đều kìm hãm sự phát triển số lượng cá thể của loài C. C. Chỉ có loài B không ảnh hưởng đến sự phát triển số lượng cá thể của loài C. D. Loài A thúc đẩy sự phát triển số lượng cá thể của loài C. II. CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 19: Quan sát hình và cho biết mỗi nhận định dưới đây Đúng hay Sai? a. Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài. b. Các quần thể trong quần xã cùng sống trong một không gian nhất định. c. Giữa các quần thể trong quần xã có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. d. Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định, có khả năng tự điều chỉnh. Câu 20: Khi nói về đặc điểm của quần xã sinh vật, mỗi nhận định dưới đây Đúng hay Sai?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.