PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 10 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 10 ( Theo minh họa 2025 ).Image.Marked.pdf

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 Đề số 10 (Đề gồm có 04 trang) KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn hóa lớp 10 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh..........................................Lớp...... Số báo danh:........................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho các chất sau: H2S, H2SO4. Số oxi hoá của S tương ứng là A. -2, +6 B. +2, +6 C. -2, +4 D. -2, +4 Câu 2. Cho phản ứng: Cu + 4HNO3 (đặc) o t  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, HNO3 đóng vai trò A. là chất oxi hóa. B. là chất khử. C. là môi trường. D. vừa là chất oxi hóa vừa là môi trường. Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử ? A. 0 t 2 2Ca  O 2CaO . B. 0 t C 3 2 aCO CaO  CO . C. 0 t M 2 2 g(OH) 3⁄43⁄4® MgO + H O D. N    2 aOH HCl NaCl H O. Câu 4. Một phản ứng có o rH298 = -890,3 kJ/mol. Đây là phản ứng A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. phân hủy. D. trao đổi. Câu 5. Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống, hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ phản ứng giảm dần: (1) Phản ứng cháy của xăng, dầu. (2) Các thanh thép ở các công trường xây dựng bị oxi hoá bởi các tác nhân trong không khí. (3) Phản ứng lên men rượu từ trái cây. (4) Nướng bánh mì. A. (1) > (4) > (3) > (2). B. (1) > (4) > (2) > (3). C. (4) > (1) > (2) > (3). D. (1) > (3) > (4) > (2). Câu 6. Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ phản ứng là A. 0,0003 mol/L. s. B. 0,00025 mol/L.s. C. 0,00015 mol/L.s. D. 0,0002 mol/L.s. Câu 7. Cho phản ứng hoá học: A(g) + B(g)  C(g) + D(g). Yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Nồng độ chất C và chất D. C. Chất xúc tác. D. Áp suất. Câu 8. Khi tăng áp suất của chất phản ứng, tốc độ phản ứng nào sau đây sẽ bị thay đổi? A. 2Al(s) + Fe2O3 (s) → Al2O3 (s) + 2Fe(s).
B. CaCO3 (s) → CaO(s) + CO2(g). C. CaCO3 (s) + 2HCl(aq) → CaCl2 (aq) + CO2 (g) + 2H2O(aq). D. H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g). Câu 9. Chất chỉ có tính oxi hóa là A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 10. Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl tạo ra cùng một muối là A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ag. Câu 11. Cho một miếng giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí X thấy quỳ tím mất màu. Khí X là A. HCl. B. Cl2. C. O2. D. H2. Câu 12. Tại sao người ta điều chế được nước chlorine mà không điều chế được nước fluorine? A. Vì fluorine không tác dụng với nước. B. Vì fluorine có thể tan trong nước. C. Vì fluorine bốc cháy khi tác dụng với nước. D. Vì fluorine không thể oxi hóa được nước. Câu 13. Cho sơ đồ: Cl2 + KOH  A + B + H2O Cl2 + KOH o t A + C + H2O Công thức hoá học của A, B, C, lần lược là: A. KCl, KClO, KClO4. B. KClO3, KCl, KClO. C. KCl, KClO, KClO3. D. KClO3, KClO4, KCl. Câu 14. Sản phẩm của phản ứng giữa dung dịch HCl và dung dịch KMnO4 là A. KCl, MnCl2 và H2O. B. Cl2, MnCl2 và KOH. C. Cl2, KCl và MnO2 D. Cl2, MnCl2, KCl và H2O. Câu 15. Một học sinh thực hiện điều chế axit clohiđric (HCl) trong phòng thí nghiệm như sau: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng trên xảy ra vì hydrochloric acid là một axit yếu. B. Nếu thay NaCl ở ống nghiệm (1) bằng NaI thì có thể điều chế được HI. C. Để hạn chế khí HCl thoát ra ngoài, có thể dùng bông tẩm chứa NaOH. D. Muốn dừng thí nghiệm thì tắt đèn cồn trước, sau đó tháo ống dẫn khí ra. Câu 16. Thực hiện hai thí nghiệm lấy cùng một lượng CaCO3 với dung dịch HCl dư có nồng độ khác nhau. Thể tích khí CO2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc thể tích khí CO2 theo nồng độ acid Phản ứng nào đã dùng nồng độ HCl cao hơn? A. Phản ứng (1). B. Phản ứng (2). C. Nồng độ hydrochloric acid ở hai phản ứng là như nhau. D. Tốc độ phản ứng này không phụ thuộc vào nồng độ. Câu 17. Tính chất sát trùng và tẩy màu của nước Javel là do nguyên nhân nào sau đây ? A. Do chất NaClO phân huỷ ra oxygen nguyên tử có tính oxi hóa mạnh. B. Do chất NaClO phân huỷ ra Cl2 là chất oxygen hoa mạnh. C. Do trong chất NaClO, nguyên tử Cl có số oxi hóa là +1, thể hiện tính oxi hóa mạnh. D. Do chất NaCl trong nước Javel có tính tẩy màu và sát trùng. Câu 18. Dãy các chất được xếp theo chiều tăng dần tính khử là A. HI < HBr < HF < HCl B. HF < HCl < HBr < HI C. HI < HF < HCl < HBr D. HI < HCl < HBr < HF PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Phản ứng đốt cháy khí propane có trong thành phần khí gas theo sơ đồ sau: C3H8 + O2 o t CO2 + H2O a. Khí gas cháy là phản ứng tỏa nhiệt. b. Vai trò của oxygen là chất bị oxi hóa. c. Mỗi phân tử C3H8 nhường 20e. d. Sau giai đoạn khơi màu phản ứng tiếp tục xảy ra. Câu 2. Phản ứng hóa học khi xảy ra kèm theo sự giải phóng hoặc hấp thu năng lượng, năng lượng này gọi là năng lượng hóa học. a. Than cháy trong không khí là phản ứng tỏa nhiệt. b. Phản ứng nhiệt phân CaCO3 là phản ứng thu nhiệt. c. Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo trạng thái các chất và nhiệt phản ứng. d. Enthalpy tạo thành chuẩn hay nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững, ở điều kiện nhất định. Câu 3. Các nguyên tố halogen phổ biến như F (Z = 9), Cl (Z = 17), Br (Z = 35) và I ( Z = 53) thuộc nhóm halogen (VIIA) trong bảng tuần hoàn. a. Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử. b. Iodine có tính oxi hóa và nó phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ phòng. c. Tính khử của ion Brlớn hơn tính khử của ion Cl- . d. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, fluorine và chlorine còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.