PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HỆ SINH THÁI - GV.docx

PHẦN I: HỆ SINH THÁI, TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI – PHẦN I Câu 1. Cấp độ tổ chức sống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh được gọi là A. quần thể. B. quần xã. C. hệ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 2. Trường hợp nào không phải là một hệ sinh thái? A. Một giọt nước lấy từ ao hồ. B. Rừng trồng. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Tập hợp các cây cọ trên đồi Phú Thọ. Câu 3. Hệ sinh thái bao gồm A. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau. B. quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). C. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định. D. các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài. Hướng dẫn giải Đáp án B Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã (môi trường vô sinh của quần xã). A, C thiếu sinh cảnh của quần xã.D thiếu quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Câu 4. Ở trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào có chức năng biến đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất? A. Thực vật. B. Sinh vật phân giải. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. Hướng dẫn giải Đáp án B Ở trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật phân giải có chức năng biến đổi chất hữu cơ thành chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất.Thực vật có vai trò biến đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng dự trữ trong các hợp chất hữu cơ. Đây là nguồn cung cấp thứ ăn cho sinh vật tiêu thụ bậc 1. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 là nguồn cung cấp thức ăn cho sinh vật tiêu thụ bậc 2. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 là nguồn cung cấp thức ăn cho sinh vật tiêu thụ bậc 3. Câu 5. Một trong những loài sau đây loài nào là sinh vật sản xuất? A. Nấm rơm. B. Mốc tương. C. Dây tơ hồng. D. Rêu bám trên cây. Hướng dẫn giải Đáp án D -Chỉ có rêu bám trên cây có khả năng sinh ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Câu 6. Đồng ruộng, vườn cây ăn trái, rừng trồng …là những ví dụ về A. hệ sinh thái nhân tạo. B. hệ sinh thái trên cạn. C. hệ sinh thái dưới nước. D. hệ sinh thái tự nhiên. Câu 7. Hệ sinh thái đồng cỏ là A. hệ sinh thái nhân tạo. B. hệ sinh thái trên cạn. C. hệ sinh thái dưới nước. D. hệ sinh thái tự nhiên. Câu 8. Hệ sinh thái đô thị là
A. hệ sinh thái nhân tạo. B. hệ sinh thái trên cạn. C. hệ sinh thái dưới nước. D. hệ sinh thái tự nhiên. Câu 9. Đơn vị sinh thái nào bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Cá thể. Hướng dẫn giải Đáp án C Đơn vị bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh là hệ sinh thái. Trong đó nhân tố vô sinh là môi trường vật lý (sinh cảnh) và nhân tố hữu sinh là quần xã sinh vật (gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải) Câu 10. Trong các hệ sinh thái trái đất, hệ sinh thái có năng suất sinh học lớn nhất là A. đồng rêu đới lạnh. B. đồng cỏ. C. rừng ngập mặn. D. đại dương. Hướng dẫn giải Đáp án D Vì đại dương có sinh vật đa dạng hơn Câu 11. Hệ sinh thái nào có tính đa dạng sinh học cao nhất? A. Hoang mạc. B. Thảo nguyên. C. Rừng lá kim. D. Rừng mưa nhiệt đới. Hướng dẫn giải Đáp án D Trong các loại hệ sinh thái thì hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới luôn có tính đa dạng cao. Tính đa dạng gồm có đa dạng về thành phần loài, đa dạng về ổ sinh thái, phức tạp về mạng lưới dinh dưỡng. Câu 12. Giun đất thuộc thành phần nào của hệ sinh thái? A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật phân giải. C. Môi trường vô sinh. D. Yếu tố khí hậu. Hướng dẫn giải Đáp án B Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm nguồn thức ăn nên đã phân giải chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản và thành chất vô cơ. → Do đó được xếp vào sinh vật phân giải. Câu 13. Nhận định nào đúng khi nói về hệ sinh thái tự nhiên? A. Như ao nuôi cá, rừng trồng, ruộng lúa,công viên, thành phố,... B. Hệ sinh thái do con người tạo ra. C. Hệ sinh thái hình thành và tồn tại trong tự nhiên. D. Số lượng loài ít và chịu sự kiểm soát của con người. Câu 14. Nhận định nào sai khi nói về hệ sinh thái tự nhiên? A. Có số lượng loài lớn; tính ổn định cao; sử dụng nguồn vật chất, năng lượng sẵn có trong môi trường. B. Các thành phần của hệ sinh thái tương tác chặt chẽ với nhau và tự điều chỉnh theo các quy luật tự nhiên. C. Sinh thái có tương tác với nhau lỏng lẻo và chịu sự điều chỉnh của con người như cải tạo đất, dọn ao, bố trí mật độ cây trồng,.. D. Gồm các kiểu hệ sinh thái trên cạn (rừng rụng lá ôn đới, sa mạc, đồng rêu hàn đới,...) và hệ sinh thái dưới nước (hồ, sống, rừng ngập mặn,...). Câu 15. Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào đúng? A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành cácchất vô cơ. C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. Hướng dẫn giải
Đáp án C A sai vì không phải Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, có những loài vi khuẩn có vai trò tổng hợp chất hữu cơ: vi khuẩn quang tổng hợp, vi khuẩn hóa tổng hợp. B sai vì sinh vật tiêu thụ không gồm vi khuẩn. D sai vì ngoài thực vật còn có vi khuẩn cũng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. Câu 16. Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào đúng? A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ. B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn. C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. Hướng dẫn giải Đáp án A B sai, chỉ có 1 số loài vi khuẩn là svxs C sai, sv kí sinh là sinh vật tiêu thụ D sai, sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dd cấp 2, còn svxs thuộc bậc dd cấp 1 Câu 17. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là A. hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. C. để duy trì ổn định hệ sinh thái nhân tạo cần bổ sung năng lượng, hệ sinh thái tự có khả năng tự điều chỉnh.. D. hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Hướng dẫn giải Đáp án C A sai vì hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên. B sai vì cả hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên đều là hệ mở (có khả năng trao đổi chất với môi trường xung quanh). D sai vì hệ sinh thái nhân tạo có số lượng loài ít nên độ đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên. Câu 18. Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân vì A. giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du. B. giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi. C. thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.. D. thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn. Hướng dẫn giải Đáp án C Vì thực vật phù du có chu kì sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh → số lượng các cá thể sinh ra nhiều và liên tục → các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Câu 19. Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là A. hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở. Hướng dẫn giải Đáp án A B sai vì hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên. C sai vì hệ sinh thái nhân tạo có số lượng loài ít → có độ đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên D sai vì hệ sinh thái dù là nhân tạo hay tự nhiên đều phải là hệ thống mở (có khả năng trao dổi chất và năng lượng với môi trường). Câu 20. Dựa vào nguồn gốc, các kiểu hệ sinh thái trên trái đất được phân chia thành A. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.