Nội dung text 1722624602-1722304596-4 Luật sư T.T.T.doc
Trang 1/6 BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGUYÊN ĐƠN Kính thưa Hội đồng xét xử! Tôi là Luật sư T.T.T đến từ Công ty Luật N, thuộc Đoàn Luật sư Tp. H. Tôi tham gia phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn bà N.T.N trong vụ án “Ly hôn, tranh chấp nuôi con và chia tài sản sau ly hôn” được Tòa án nhân dân huyện M thụ lý giải quyết và đưa ra xét xử hôm nay. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, thông qua phần xét hỏi công khai tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin được đưa ra những phân tích, nhận định về vụ án để bảo vệ cho nguyên đơn như sau: 1. Về quan hệ nhân hôn nhân Bà N và ông T tự nguyện kết hôn và có đăng ký tại UBND xã Y, huyện Y, tỉnh N vào ngày 10/3/1985, đây là hôn nhân hợp pháp. Vợ chồng ông T và bà N chung sống hạnh phúc được một thời gian thì phát sinh mâu thuẫn cụ thể là hơn 10 năm trở lại đây, quan hệ vợ chồng bà N và ông T phát sinh nhiều mâu thuẫn, ông Thiện thường xuyên đánh đập, chửi bới, nhục mạ bà Nga, đỉnh điểm là ông Thiện đã dùng dao xây chém vào đầu bà Nga khiến bà Nga chảy máu và phải đi trạm xá. Sự Mâu thuẫn lâu nay của ông bà có sự chứng kiến của nhiều người như. Từ thực tế, nhận thấy mâu thuẫn giữa ông T và bà N ngày càng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được quy định tại Điều 89 Luật HNGĐ và Điều 8 Nghị Quyết 02/2000/NQ-HĐTP. Vì vậy, yêu cầu xin ly hôn của bà N là hoàn toàn có căn cứ và hợp pháp nên cần được xem xét và chấp nhận. Chứng cứ: + Biên bản lấy lời khai ngày 01/8/2012 của cháu X, cháu trình bày “bố cháu thường xuyên chửi bới, đánh đập mẹ cháu”. + Tại Biên bản xác minh ngày 28/10/2012 của Ông N.H.N là Trưởng thôn: “Vợ chồng ông T, bà N từ lâu tới giờ vẫn thường xuyên cãi chửi nhau nhưng thời gian gần đây mâu thuẫn vợ chồng giữa ông T, bà N diễn ra trầm trọng. Ông T thường xuyên đánh đập, chửi bới và đuổi bà N ra khỏi nhà”. + Biên bản xác minh ngày 29/10/2012 của ông T.V.H (Trưởng ban Công tác mặt trận): “Từ cuối tháng 05/2012 đến nay mâu thuẫn giữa vợ chồng ông T, bà N diễn ra
Trang 2/6 trầm trọng. Ông T thường xuyên đánh đập, chửi bới bà N”. Bên cạnh đó, chính ông T cũng thừa nhận tại Biên bản lấy lời khai ngày 01/8/2012. Việc mâu thuẫn của ông T, bà N cũng đã được Tổ hòa giải của thôn đến hòa giải nhiều lần nhưng không thành. + Ông T và bà N cũng thừa nhận tại Biên bản lấy lời khai ngày 01/8/2012. Cơ sở pháp lý: - Điều 89 Luật HNGĐ quy định căn cứ cho ly hôn “nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được.” - Điểm a.1, mục 8, Nghị quyết 02 hướng dẫn: “Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần”. - Điểm a.3 mục 8 Nghị quyết 02 hướng dẫn: “Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”. 2. Về con chung: Bà N yêu cầu được nuôi con chung là cháu X sinh năm 1997. Tuy cháu X có nguyện vọng ở với bố để bố nuôi ăn học (theo Biên bản lấy lời khai ngày 01/8/2012). Nhưng cháu X sinh năm 1997, mới 15 tuổi, đây là lứa tuổi thay đổi nhiều về tâm sinh lý mà bà N là mẹ ruột của cháu X, cũng là phụ nữ nên sẽ hiểu được tâm sinh lý của cháu tốt hơn trong độ tuổi này. Bên cạnh đó, bà N cũng có thu nhập hàng tháng là 2.000.000 đồng. Nếu so ở với thành phố thì thu nhập này là không đủ nhưng đây là nông thôn nên thu nhập như vậy là khá, vậy nên bà N hoàn toàn có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục cháu X. Vậy nên để cháu X ở với bà N sẽ đảm bảo cho sự phát triển bình thường về thể chất và phát triển tốt về tinh thần và đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho cháu X. Vì vậy, mặc dù cháu X có nguyện vọng ở với bố nhưng mong Tòa án xem xét các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của cháu X đúng với tinh thần tại Điều 11 NQ 02/2000/NQ-HĐTP. 3. Về tài sản chung, yêu cầu Tòa án chia đôi các tài sản
Trang 3/6 Thứ nhất: Thửa đất số 58, tờ bản đồ số 39, diện tích 3265m2 tại thôn 7 xã C, huyện M, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số U 017672 cấp ngày 10/3/2002. Đây là tài sản chung của ông T và bà N. Ông T và vợ chồng anh Th cho rằng ông T, bà N đã cho vợ chồng anh Th 16m đất mặt đường tại thửa đất số 58 trên. Tuy nhiên không có văn bản nào chứng minh cho việc tặng cho ông T, bà N và vợ chồng ông Thế. Thứ hai: Đối với 200m2 đất phía sau nhà mà vợ chồng ông T, bà N cho vợ chồng chị Ti, anh To mượn trồng sắn đến cuối năm 2012 được thu hoạch thì bà N đồng ý để chị Ti, anh To thu hoạch sắn; Thứ ba: Đối với ao thuộc thửa đất số 57, tờ bản đồ số 161 là vợ chồng ông T, bà N mượn của ông H nên bà N đồng ý trả lại cho ông H. Thứ tư: Thửa đất số 62 tờ bản đồ số 38, diện tích 9013m2 tại thôn 8 xã C, huyện M. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 557381 cấp ngày 02/8/2007. Yêu cầu chia đôi theo pháp luật. Vì theo Biên bản Hòa giải ngày 28/11/2012, ông T cũng có khai chỉ nhờ anh Th và chị Ph làm giúp chứ không cho mượn để đầu tư, anh Th và chị Ph cũng không phản đối. Vậy đây là tài sản chung, yêu cầu chia đôi thửa đất của bà N là hoàn toàn hợp pháp và có cơ sở. Thứ năm: Thửa đất số 109 tờ bản đồ số 45, diện tích 3536m2 tại thôn 8 xã C, huyện M. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 558345 cấp ngày 27/11/2008. Hiện tại ông T, bà N đã cho chị Ti, anh To mượn để trồng mía. Yêu cầu anh To, chị Ti trả lại thửa đất để chia tài sản khi ly hôn và sẽ thanh toán tiền công trồng và chăm sóc mía cho anh To, chị Ti. Thứ sáu: Các thửa đất số 31, 35, 36, 40, 41, 46, 51, 56, 57 thuộc bản đồ số 161 tại thôn 7 xã C, huyện M, chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã có bản đồ giải thửa thuộc các lô đất. Đây là miếng đất mà vợ chồng ông T, bà N nhận chuyển nhượng từ ông M.N.H vào khoảng thời gian cuối tháng 10/2006 chứ không phải là đất do anh Th khai hoang bởi vì trong thời gian này, anh Th đang học nghề thợ mộc ở tỉnh N, đến tháng 9/2009 thì anh Th đã lấy vợ nên không thể do anh Th tự khai hoang được. Việc này cũng đã được ông B.V.H, cán bộ địa chính xã, xác minh tại Biên bản xác minh ngày 03/11/2012: “Các thửa đất trên là do ông T và bà N nhận chuyển nhượng của ông H.” Đồng thời, trong Biên bản lấy lời khai ngày 12/8/2012 và Biên bản đối chất ngày 28/10/2012, ông H đều xác nhận chuyển nhượng đất cho vợ chồng ông Th và bà N chứ không phải cho anh Th vì lúc này anh Th còn nhỏ. Như vậy, diện tích đất 27.000 m 2 tại thôn 7, xã Cư P, huyện M nhận chuyển nhượng từ ông H trong thời kỳ hôn nhân, nên sẽ là tài sản chung của vợ chồng, sẽ được chia đôi (Điều 95 Luật HNGĐ).
Trang 4/6 Thứ bảy: Về tài sản là 06 con hươu, đây là tài sản chung của hai vợ chồng, ông T và bà N mua bằng tiền bán đất và bán mía. Ông N.H.N, thôn trưởng thôn 7, đã xác minh tại Biên bản xác minh ngày 28/10/2012 thì 6 con hươu này là do ông T về bắc mua với giá 70 triệu chứ không phải là tài sản của anh Th, chị Ph. Tuy anh Th có chuyển tiền để mua hươu nhưng lại không chứng minh được nguồn gốc số tiền mua hươu từ đâu mà có trong khi anh Th và chị Ph mới lấy nhau thì từ đâu anh Th có được số tiền lớn như vậy để mua hươu? Như vậy, 06 con hươu là tài sản do ông T và N tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân nên khi ly hôn, yêu cầu được chia đôi số hươu của bà N là hoàn toàn có căn cứ và hợp pháp. Thứ tám: Đối với tài sản như là nhà ở diện tích 20m 2 và các đồ dùng sinh hoạt gia đình gồm: 01 tủ lạnh, 01 tivi LG 21inch, 01 đầu đĩa hiệu Sơn Ca, 01 âm ly hiệu SH, 02 giường ngủ, 01 cặp loa thùng, 01 hòm đựng lúa bằng tôn. Đây đều là các tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và ông T cũng không có tranh chấp, nên bà N yêu cầu được chia đôi những tài sản này là hợp pháp và có căn cứ. Trong khi đó, việc ông T yêu cầu đòi lại 02 chỉ vàng bà N không đồng ý trả lại bởi vì 02 chỉ vàng này đã được bà N sử dụng để điều trị vết thương do ông T dùng dao xây đánh vào đầu chảy nhiều máu vào cuối tháng 5/2012. Xét thấy, việc bà N bị thương xảy ra trong thời kỳ hôn nhân và lại còn do lỗi của ông T nên việc bà N không trả lại 02 chỉ vàng trên là hoàn toàn hợp lý. 4. Về nợ chung - Đối với khoảng tiền 10.000.000 đồng mà ông T, bà N còn nợ Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện M, ông T và bà N đều thừa nhận đây là khoản tiền vay để chi tiêu trong gia đình và đã thống nhất ông T lấy 10.000.000 đồng tiền vợ chồng anh H và chị K còn nợ vợ chồng ông T, bà N để trả số tiền nợ Ngân hàng chính sách xã hội (Biên bản hòa giải ngày 28/11/2012); - Đối với khoản nợ với bà T.T.N là 01 chỉ vàng 9999 và 3.000.000 đồng thì ông T và bà N đều thừa nhận và thống nhất N sẽ có trách nhiệm chung trong việc trả khoản nợ. - Đối với Hợp đồng đầu tư trồng mía và chăm sóc mía với công ty cổ phần mía đường B trị giá 47.200.000 đồng: Bà N không thừa nhận số nợ trên vì bà N không được biết và cũng không ký tên trong hợp đồng điều này đã được anh Đ.V.H, tổ trưởng tổ trồng mía thuộc Công ty đã khai nhận chỉ có một mình ông T ký tên, còn bà N chưa ký tên vào hợp đồng (Tại Biên bản lấy lời khai ngày 05/8/2012). Tuy nhiên, bà N sẽ đồng ý chịu trách nhiệm về khoản nợ này với điều kiện bà N phải được thu hoạch diện tích mía mà công ty đầu tư. - Đối với Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện M trị giá 50.000.000 đồng: bà N không đồng ý trả khoản nợ này bởi vì bà N