PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text SINH QUYỂN VÀ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA - ĐÁP ÁN.pdf



Bổ sung thông tin:Đối với nông nghiệp thì cây họ đậu vẫn có giá trị nhất, chúng có thể cố định được khoảng 80-300 kg N/ha. Ví dụ như cây linh lăng có thể cố định được 300kg N/ha, đậu cô ve 80-120 kg/ha → Đáp án D Câu 7. Trong chu trình sinh địa hóa: A. Vi khuẩn nốt sần biến đổi NO3 - thành N2 để trả lại cho môi trường không khí. B. Hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển. C. Các chất sau khi tham gia chu trình đều được trả lại môi trường ở dạng ban đầu. D. Chu trình nitrogen không liên quan đên hoạt động của các vi sinh vật. Câu 7. Đáp án B Hoạt động của con người góp phần làm tăng nồng độ CO2 trong khí quyển. Câu 8. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, những phát biểu nào sau đây sai? I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. II. Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. III. Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng NH4 + và NO2 - IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa carbon. A. I và II B. II và IV C. I và III. D. III và IV. Câu 8. Đáp án D Các ý sai là : III, IV III: sai vì thực vật hấp thụ ni tơ ở dưới dạng NH4 + và NO3 - IV. Sai vì trong chu trình carbon thì vẫn có sự lắng động vật chất dưới dạng than đá, dầu lửa. Câu 9. Khi nói về chu trình carbon, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong hệ sinh thái, carbon chỉ tồn tại ở trong các hợp chất hữu cơ. B. Khí CO2 tăng lên trong không khí có thể gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu Trái Đất nóng lên. C. Tất cả lượng carbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. D. Carbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình hô hấp. Câu 9. Đáp án B Carbon tồn tại cả ở dạng CO2 (trong khí quyển). Một phần nhỏ carbon bị lắng đọng tạo thành than đá - chất vô cơ. Carbon vào quần xã qua quá trình quang hợp. Câu 10. Nguồn thu hồi phosphorus chính từ biển để trả lại cho chu trình phosphorus từ dạng nào sau đây? A. Từ các hải sản đánh bắt được và từ phân chim. B. Từ các rạn san hô. C. Từ các chất lắng đọng dưới đáy biển sâu.
D. Từ các loài thực vật thuộc rừng ngập mặn ven biển. Câu 10. Đáp án A Nguồn thu hồi phosphorus chính từ biển để trả lại cho chu trình phosphorus từ các hải sản đánh bắt được và từ phân chim. Câu 11: Các chu trình sinh địa hóa có vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái vì A. giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi hệ sinh thái. B. giúp tránh sự tuyệt chủng hàng loạt và giúp duy trì nhiệt ổn định của hành tinh. C. dòng năng lượng qua hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt. D. các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp hạn chế nên càn được tái tạo liên tục. Câu 12. Trong chu trình nitrogen, sinh vật chuyển hóa nitrogen trong gốc nitrate thành nitrogen trong khí quyển là vi khuẩn: A. nitrate hóa. B. nitrite hóa. C. phản nitrate hóa. D. sống cộng sinh. Câu 12. Đáp án C Trong chu trình nitrogen, sinh vật chuyển hóa nitrogen trong gốc nitrate thành nitrogen trong khí quyển là vi khuẩn phản nitrate hoá. Câu 13. Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây: A. sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp. B. động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt. C. vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí. D. thực vật, nấm. Câu 13. Đáp án B Chu trình vật chất có thể xảy ra khi vắng các sinh vật tiêu thụ. Không thể vắng sinh vật quang hợp vì sinh vật quang hợp sẽ tiếp nhận vật chất vào chu trình hệ sinh thái. Sinh vật phân giải sẽ trả lại vật chất vào môi trường. Câu 14. Khác biệt cơ bản giữa chu trình phosphorus với chu trình carbon là: A. Tỷ lệ phosphorus thoát khỏi chu trình ít hơn. B. Phosphorus thoát khỏi chu trình nhiều do lắng đọng xuống đáy biển. C. Phosphorus vận động nhanh và ít thiếu hụt cục bộ hơn D. Phosphorus có mặt trong sinh vật nhiều hơn carbon Câu 14. Đáp án B Khác biệt cơ bản giữa chu trình phosphorus với chu trình carbon là: Phosphorus thoát khỏi chu trình nhiều do lắng đọng xuống đáy biển. Câu 15. Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitrogen ở dạng NO3 - thành nitrogen ở dạng NH4 + là: A. Thực vật tự dưỡng. B. Động vật đa bào. C. Vi khuẩn cố định nitrogen trong đất. D. Vi khuẩn phản nitrate hóa.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.