PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 16 Quan niệm của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài.docx

NGÂN HÀNG CÂU HỎI BÀI 16: QUAN NIỆN CỦA DARWIN VỀ CHỌN LỌC NHIÊN VÀ HÌNH THÀNH LOÀI I. Mức nhận biết Dạng 1. Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu 1. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là A. Lamarck. B. Mendel. C. Morgan. D. Darwin. Câu 2. Theo Darwin, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là A. thường biến. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến. D. biến dị cá thể. Câu 3. Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên liệu của tiến hoá là A. đột biến gen. B. thường biến. C. biến dị cá thể. D. đột biến nhiễm sắc thể. Câu 4. Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. tạo nên nhiều loài sinh vật từ một loài ban đầu. B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi. C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi. D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. Câu 5. Theo Darwin, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. sự cạnh tranh giữa các sinh vật (đấu tranh sinh tồn). B. đột biến nguồn nguyên liệu chủ yếu. C. thường biến những biến đổi do sự biến đổi của môi trường. D. biến dị tổ hợp nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quần thể. Câu 6. Theo Darwin kết quả của đấu tranh sinh tồn là A. chỉ một số ít cá thể được sinh ra sống sót qua mỗi thế hệ. B. tất cả các cá thể đều sống sót và sinh sản tốt. C. hình thành các cá thể mới thích nghi hơn các cá thể cũ. D. hình thành nhiều loài mới từ một loài cũ ban đầu. Câu 7. Theo quan niệm Darwin, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể sinh vật. B. tế bào. C. loài sinh học. D. quần thể sinh vật. Câu 8.Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên. D. phân li tính trạng. Câu 9. Theo Darwin, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định. Câu 10. Theo Darwin, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do: A. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời. B. Sinh vật vốn có khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh. C. Những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. D. Biến dị cá thể hay biến dị không xác định (đột biến).
Câu 11 . Darwin tham gia chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle vào năm nào? A. 1831. B. 1931. C. 2021. D. 2001. Câu 12 . Thông qua việc quan sát, Darrwin nhận biết được điều gì? A. Sinh vật có tiềm năng sinh sản lớn. B. Sinh vật có tốc độ lớn ổn định. C. Sinh vật có khả năng phát triển mạnh. D. Sinh vật có khả năng đột biến cao. Câu 13. Các bước trong phương pháp nghiên cứu của Darwin khi xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài là A. học thuyết tiến hóa → quan sát → kiểm chứng giả thuyết. B. hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết → quan sát. C. hình thành giả thuyết → quan sát → kiểm chứng giả thuyết. D. quan sát → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết. Dạng 2. Trắc nghiệm đúng sai Câu 1. Khi nói về khả năng sống sót và sinh sản của sinh vật theo Darwin mỗi nhận định sau đây đúng hay sai? a. Sinh vật có tiềm năng sinh sản lớn. b. Mỗi sinh vật có xu hướng sinh ra nhiều con hơn so với số lượng cần thay thế cho thế hệ trước. c. Số lượng cá thể của quần thể trong tự nhiên luôn luôn ổn định khi môi trường sống không thay đổi bất thường. d. Nguồn sống trong môi trường không có giới hạn, có thể tăng, giảm tương ứng với tiềm năng sinh sản của sinh vật. Đáp án: a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Số lượng cá thể của quần thể trong tự nhiên tương đối ổn định khi môi trường sống không thay đổi bât thường. d. Sai. Nguồn sống trong môi trường có giới hạn, không tăng tương ứng với tiềm năng sinh sản của sinh vật. Câu 2. Khi nói về đặc điểm của sinh vật theo quan sát của Darwin mỗi nhận định sau đây đúng hay sai? a. Tất cả các loài sinh vật đều sinh ra số lượng con cái hơn số lượng cá thể có thể tồn tại cho đến khi trưởng thành. b. Các cá thể trong quần thể mang đặc điểm chung của loài nhưng luôn khác nhau ở một số đặc điểm gọi là biến dị cá thể. c. Các biến dị được hình thành trong đời sống sinh vật luôn được di truyền cho thế hệ sau. d. Các cá thể trong quần thể sinh ra đều sống sót và sinh sản theo tiềm năng sinh sản. Đáp án: a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. Trong số các biến dị được hình thành trong đời sống sinh vật, một số biến dị được di truyền cho thế hệ sau. d. Sai. Các cá thể trong quần thể khác nhau về khả năng sống sót và khác nhau về khả năng sinh sản. Câu 3: Khi nói về học thuyết Darwin, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? a. Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian theo con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
b. Chọn lọc tự nhiên là quá trình tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dị kém thích nghi ở sinh vật. c. Đấu tranh sinh tồn là hiện tượng các cá thể cạnh tranh nhau dẫn tới chỉ một số ít cá thể được sinh ra sống sót qua mỗi thế hệ. d. Các loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau, chọn lọc tự nhiên là cơ chế hình thành các loài mới. Đáp án: a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Các loài sinh vật có nguồn gốc chung, chọn lọc tự nhiên là cơ chế hình thành các loài mới từ loài tổ tiên chung. Câu 4: Khi nói về học thuyết tiến hóa của Darwin, mỗi nhận định sau là đúng hay sai? a. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. b. Chọn lọc tự nhiên là quá trình đào thải các sinh vật mang các biến dị không thích nghi và giữ lại các sinh vật mang các biến dị di truyền giúp chúng thích nghi. c. Hạn chế của học thuyết tiến hóa Darwin là chưa làm rõ được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị. d. Để giải thích về nguồn gốc các loài, theo Darwin nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là biến dị cá thể. Đáp án: a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d.Sai. Để giải thích về nguồn gốc các loài, theo darwin nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là chọn lọc tự nhiên. Câu 5: Khi nói về nội dung của quá trình chọn loc nhân tạo trong học thuyết tiến hoá của Darwin, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? a. Chọn lọc nhân tạo là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. b. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. c. Chọn lọc nhân tạo là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi  nhưng chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng. d. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc được tiến hành theo cùng một hướng dẫn tới sự đồng quy tính trạng. Đáp án: a. Đúng. b. Đúng. c. Sai. CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi và là nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng. d. Sai Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng Dạng 3. Câu hỏi trả lời ngắn Câu 1: Trong các từ, cụm từ sau đây có mấy từ, cụm từ thường được nhắc đến trong học thuyết Darwin? Cách ly sinh sản, cách ly địa lí, biến dị cá thể, chọn lọc tự nhiên, đột biến, phân li tính trạng. Đáp án : 3 Giải thích: Gồm biến dị cá thể, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng. Câu 2: Trong những đóng góp sau, có mấy đóng góp là của Darwin cho tiến hoá? Là người dầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể, chứng minh sinh giới là kết quả của quá trình tiến hoá liên tục từ đơn giản đến phức tạp, phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo, giải thích được sự đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. Đáp án: 2 Giải thích: Là người dầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể, phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.
Câu 3: Trong các hạn chế sau, có mấy hạn chế trong học thuyết Darwin? Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền, Chưa phát hiện được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hoá, Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị, Chưa xác định được vai trò của cách ly dối với sự hình thành loài mới, chưa giải thích hợp lí về sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. Đáp án: 2 Giải thích: Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị, Chưa xác định được vai trò của cách ly dối với sự hình thành loài mới. II. Thông hiểu Dạng 1. Câu hỏi nhiều lựa chọn. Câu 1. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Darwin là A. giải thích được sự hình thành loài mới. B. đề xuất khái niệm biến dị cá thể nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. C. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi. D. phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Câu 2. Theo Darwin, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống. B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định C. những biến đổi do tập quán hoạt động D. những biến đổi do điều kiện ngoại cảnh. Câu 3. Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính. B. phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. C. hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi trường. D. phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể thích nghi nhất. Câu 4. Điều nào sau đây không đúng với học thuyết tiến hóa của Darwin? A. Chọn lọc tự nhiên là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi. B. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên các loài sinh vật mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường. C. Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ một tổ tiên chung. D. Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài là do chọn lọc tự nhiên. Hướng dẫn giải A. Đúng. B. Sai. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên các loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. C. Đúng. D. Đúng Câu 5. Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Darwin? A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. B. Chỉ có những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản mới là nguyên liệu của tiến hóa C. Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật Hướng dẫn giải A. Đúng. B. Đúng. C. Sai. Nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật là biến dị cá thể được hình thành trong quá trình sống và sinh sản. D. Đúng. Câu 6 . Ba hình dưới đây mô tả sự hình thành các chủng của loài A kháng lại chất X; theo học thuyết tiến hóa của Darwin về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài. Thứ tự các hình mô tả đúng quá trình này phải là

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.