Nội dung text 133. Sở Nghệ An - Lần 1.pdf
4 | Thay đổi tư duy – Bứt phá thành công NAP 2: Học sinh A tìm hiểu quá trình làm giấm ăn từ dung dịch ethyl alcohol loãng với giả thiết “khi nhiệt độ tăng thì tốc độ lên men giấm càng nhanh”. Để kiểm tra giả thiết này, học sinh A đã tiến hành thí nghiệm như sau: - Chuẩn bị: 1 lít rượu vang trắng (nồng độ ethyl alcohol khoảng 10o ), 1 ly giấm nuôi, 5 cốc thủy tinh chia vạch loại 200 mL. - Cách làm: Lấy 200 mL rượu vang trắng vào cốc thứ nhất (mẫu trắng). Cho giấm nuôi vào lượng rượu còn lại, rồi cho vào 4 cốc thủy tinh đến vạch định mức, đậy nắp bằng tấm bìa giấy. Bảo quản các cốc trong điều kiện ít chiếu sáng ở các nhiệt độ: 0o (mẫu 1); 10o (mẫu 2); 30o (mẫu 3); 50o (mẫu 4). Sau 1 tháng, lấy các mẫu đem lọc sạch, để ổn định ở nhiệt độ môi trường thì thấy thể tích dung dịch trong các mẫu hầu như không thay đổi.. Lần lượt lấy 5 mL các mẫu: mẫu trắng và các mẫu 1; 2; 3; 4 rồi pha loãng thành 100 mL và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolpthalein. Kết quả thu được như bảng sau: Biết trong các mẫu chỉ chứa C2H5OH, CH3COOH và H2O a. Trong thí nghiệm trên, nhiệt độ tối ưu cho quá trình lên men giấm là 30 oC. b. Trong rượu vang trắng đã có một lượng CH3COOH. c. Từ kết quả thí nghiệm, kết luận giả thuyết của học sinh A là đúng. d. Trong thí nghiệm trên, lượng CH3COOH được tạo thành nhiều nhất trong một mẫu (200 mL) là 4,896 gam. NAP 3: Glutamine và glutamic acid là nhưng amino acid không thiết yếu. Tuy nhiên chúng được sử dụng bởi hầu hết các sinh vật sống trong quá trình sinh tổng hợp ra protein. Trong máu ở người, glutamine là amino acid tự do có hàm lượng cao nhất. Về cấu tao, từ phân tử glutamic acid, thay thế nhóm chức carboxyl (ở phía xa nhóm -NH2) bởi nhóm chức amide (- CONH2) ta được glutamine. a. Công thức phân tử của glutamine là C5H10O3N2. b. Glutamine có số loại nhóm chức nhiều hơn số loại nhóm chức của glutamic. c. Tại pH bất kỳ, khi đặt trong điện trường, glutamine và glutamic acid sẽ di chuyển về 2 điện cực khác nhau. d. Glutamine và glutamic acid đều thuộc loại - amino acid. NAP 4: Một nhóm học sinh nghiên cứu sự ăn mòn kim loại của một sợi nhôm với giả thuyết: “trong cùng điều kiện, tốc độ ăn mòn điện hóa nhanh hơn tốc độ ăn mòn hóa học”. Để kiểm tra giả thuyết của mình, nhóm học sinh trên đã chuẩn bị 2 sợi nhôm (loại làm lõi dây điện đơn) đã làm sạch bề mặt, có kích thước, khối lượng như nhau và tiến hành các thì nghiệm như sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng một sợi nhôm vào dung dịch H2SO4 0,5M (hình 1). - Thí nghiệm 2: Nhúng sợi nhôm còn lại vào dung dịch H2SO4 0,5M cùng với một sợi đồng và nối chúng lại qua vôn kế (hình 2).