PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 67. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa Học - Sở GDĐT Yên Bái (Lần 1 - Đề 1).docx

Trang 1/5 – Mã đề 054 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 054 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Tên gọi của polymer (-CH 2 -CH=CH-CH 2 -) n là : A. cao su buna. B. cao su buna-S. C. cao su buna-N. D. cao su isoprene. Câu 2: Cho sơ đồ pin Galvani Zn-Cu ở điều kiện chuẩn như hình bên. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Thế điện cực chuẩn của cặp Cu 2+ /Cu có giá trị bằng 1,102 V. B. Tại cathode của pin xảy ra quá trình oxi hóa Cu → Cu 2+ + 2e. C. Phản ứng xảy ra trong pin là Zn + Cu 2+ → Zn 2+ + Cu. D. Electron chuyển từ điện cực Cu sang điện cực Zn thông qua dây dẫn điện. Câu 3: Cho phản ứng nhiệt phân polystyrene: [-CH 2 -CH(C 6 H 5 )-] n (t°) → nCH 2 =CH-C 6 H 5 . Phản ứng trên thuộc loại : A. phản ứng trùng hợp polymer. B. phản ứng tăng mạch polymer. C. phản ứng cắt mạch polymer. D. phản ứng giữ nguyên mạch polymer. Câu 4: Điểm chớp cháy của chất cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy bị đốt nóng tới mức tạo ra lượng hơi đủ lớn để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa. Điểm chớp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy. Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8°C gọi là chất lỏng dễ cháy, chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8°C gọi là chất lỏng có thể gây cháy. Cho số liệu về điểm chớp cháy của một số chất trong bảng sau : Chất Điểm chớp cháy (°C) Chất Điểm chớp cháy (°C) Propane -105 Ethylene glycol 111 Pentane -49 Diethyl ether -45 Hexane -22 Acetaldehyde -39 Ethanol 13 Stearic acid 196 Methanol 11 Trimethylamine -7 Trong bảng trên, số chất lỏng dễ cháy là : A. 7. B. 8. C. 6. D. 9. Câu 5: Cho các phát biểu sau về đơn chất và hợp chất của kim loại nhóm IA : (1) Trong công nghiệp, baking soda và soda được sản xuất bằng phương pháp Solvay. (2) Lithium là kim loại nhẹ nhất trong các kim loại. (3) Kim loại sodium thường được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa khan. (4) Trong hợp chất, tất cả nguyên tố kim loại nhóm IA đều có số oxi hóa là +1. Số phát biểu đúng là : A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 6: Cho phương trình nhiệt hóa học: CO(g) + ½O 2 (g) → CO 2 (g) Δ r = -283,0 kJ. Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO 2 (g) là Δ f = -393,5 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO(g) là : A. -110,5 kJ/mol. B. -141,5 kJ/mol. C. -221,0 kJ/mol. D. +110,5 kJ/mol. Câu 7: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) tấm kim loại nào sau đây ?
Trang 2/5 – Mã đề 054 A. Ag. B. Cu. C. Zn. D. Na. Câu 8: Trong hợp chất SO 3 , số oxi hóa của sulfur là : A. +6. B. +2. C. +3. D. +5. Câu 9: Arachidonic acid (ARA) là một acid béo thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt các dây thần kinh trong não và hỗ trợ cho nhiều chức năng khác như hệ miễn dịch, tạo mạch máu, phát triển xương và hoạt động của tim. ARA có công thức cấu tạo như bên. Cho các phát biểu sau : (1) ARA thuộc loại acid béo omega-6. (2) Trong một phân tử ARA có 11 nhóm methylene. (3) Triester của glycerol với ARA có công thức phân tử C 63 H 92 O 6 . (4) a mol ARA tác dụng tối đa với 4a mol H 2 (xt, t o , p). Số phát biểu đúng là : A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 10: Thả một đinh sắt nặng m 1 gam đã được đánh sạch bề mặt vào cốc chứa dung dịch copper (II) sulfate màu xanh. Sau một thời gian thấy toàn bộ lượng đồng sinh ra đã bám vào “đinh sắt” (thực chất là phần đinh sắt chưa phản ứng). Lấy “đinh sắt” ra khỏi cốc dung dịch, sấy khô, đem cân được m 2 gam. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Màu xanh của dung dịch copper (II) sulfate nhạt dần. B. Phản ứng xảy ra là 2Fe(s) + 3Cu 2+ (aq) → 2Fe 3+ (aq) + 3Cu(s). C. Fe oxi hóa ion Cu 2+ trong dung dịch. D. So sánh, thu được kết quả m 2 < m 1 . Câu 11: Hợp chất nào sau đây là ester? A. CH 3 CH 2 COOH. B. CH 3 CH 2 OH. C. CH 3 CH 2 CHO. D. CH 3 CH 2 COOCH 3 . Câu 12: Cho hệ cân bằng trong một bình kín: N 2 (g) + O 2 (g) ⇌ 2NO(g) Δ r > 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi A. thêm khí NO vào hệ. B. giảm áp suất của hệ. C. tăng nhiệt độ của hệ. D. thêm chất xúc tác vào hệ. Câu 13: Ester X có công thức phân tử C 5 H 10 O 2 . Thủy phân X trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, đun nóng, thu được ethyl alcohol và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là A. HCOOH. B. C 3 H 7 COOH. C. C 2 H 5 COOH. D. CH 3 COOH. Câu 14: Carbohydrate nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Tinh bột. B. Glucose. C. Saccharose. D. Cellulose. Câu 15: Công thức phân tử của dimethylamine là A. C 2 H 8 N 2 . B. C 4 H 11 N. C. C 2 H 6 N 2 . D. C 2 H 7 N. Câu 16: Nước muối sinh lí là dung dịch của chất X với nồng độ 0,9% được dùng trong việc ngăn ngừa nguy cơ mất muối do đổ quá nhiều mồ hôi, sau phẫu thuật, do tiêu chảy hay các nguyên nhân khác. X là muối nào sau đây? A. Na 2 SO 4 . B. NaNO 3 . C. NaClO. D. NaCl. Câu 17: Cho thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá - khử ở bảng sau: Cặp oxi hoá – khử Mg 2+ /Mg Zn 2+ /Zn Fe 2+ /Fe Cu 2+ /Cu Fe 3+ /Fe 2+ Ag + /Ag Thế điện cực chuẩn (V) -2,36 -0,763 -0,440 +0,34 +0,771 +0,799
Trang 3/5 – Mã đề 054 Trong số các kim loại Fe, Cu, Mg, Zn, Ag, có bao nhiêu kim loại tác dụng với dung dịch Fe(NO 3 ) 3 ở điều kiện chuẩn? A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 18: Công thức chung của alkane là A. C n H 2n (n ≥ 2). B. C n H 2n-6 (n ≥ 6). C. C n H 2n+2 (n ≥ 1). D. C n H 2n-2 (n ≥ 2). PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Nấm men là chất xúc tác cho phản ứng lên men rượu trong điều kiện không có khí oxygen. Quá trình lên men là một quá trình tỏa nhiệt. Từ 250 gam glucose, thực hiện quá trình lên men rượu trong phòng thí nghiệm, kết quả biểu thị theo đồ thị bên. Kết quả nghiên cứu nhận thấy: • Tốc độ phản ứng tăng lên và dung dịch trở nên đặc và ấm hơn. • Từ ngày thứ 10, phản ứng hầu như dừng lại dù trong dung dịch vẫn còn glucose. a) Trong quá trình lên men, ngoài ethyl alcohol thì còn có thể tạo thành một số sản phẩm như CH 3 CHO, CH 3 COOH. b) Phương trình lên men glucose là C 6 H 12 O 6 (men rượu) → 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 . c) Glucose thuộc loại disaccharide. d) Đến ngày thứ 10, hiệu suất quá trình lên men rượu là 78%. Câu 20: Dipeptide Phe-Tyr có cấu trúc: Hỗn hợp của dipeptide Phe-Tyr và hai amino acid thành phần (Phe và Tyr) đã được tiến hành điện di trong dung dịch đệm pH = 12. Tại điều kiện này, thông tin của ba chất được cung cấp như sau: Chất Điện tích tại pH = 12 Kích thước tương đối Phe-Tyr -2 Lớn Tyr -2 Nhỏ Phe -1 Nhỏ Vào cuối thí nghiệm thu được những kết quả sau: Ba chấm P, R, S là đại diện cho ba chất Phe hoặc Tyr hoặc Phe-Tyr (không theo thứ tự). Các chấm R và S vẫn nằm rất gần nhau. a) Kích thước phân tử càng lớn thì khả năng di chuyển về phía điện cực càng kém. b) Chất có giá trị điện tích càng nhỏ thì khả năng di chuyển về phía điện cực càng tốt. c) Chất P là Tyr. d) Amino acid Phe có khả năng di chuyển với tốc độ gần như dipeptide Phe-Tyr trong điện trường.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.