Nội dung text am nhac 12 - sach hoc sinh - sach in thu.pdf
HUÂN CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH Các đơn vị đầu mối phát hành • Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc • Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung • Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 1. Toán 12, Tập một 2. Toán 12, Tập hai 3. Chuyên đề học tập Toán 12 4. Ngữ văn 12, Tập một 5. Ngữ văn 12, Tập hai 6. Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 7. Tiếng Anh 12 Friends Global – Student Book 8. Lịch sử 12 9. Chuyên đề học tập Lịch sử 12 10. Địa lí 12 11. Chuyên đề học tập Địa lí 12 12. Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 13. Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 14. Vật lí 12 15. Chuyên đề học tập Vật lí 12 16. Hoá học 12 17. Chuyên đề học tập Hoá học 12 18. Sinh học 12 19. Chuyên đề học tập Sinh học 12 20. Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng 21. Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng 22. Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính 23. Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Khoa học máy tính 24. Âm nhạc 12 25. Chuyên đề học tập Âm nhạc 12 26. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 (1) 27. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 (2) 28. Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 Cào lớp nhũ trên tem rồi quét mã để xác thực và truy cập học liệu điện tử. Giá: ....... đ ÂM NHẠC HỒ NGỌC KHẢI (Tổng Chủ biên) – NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG (Chủ biên) TRẦN HOÀNG THỊ ÁI CẦM – TRẦN ĐỨC – NGUYỄN VĂN HẢO PHAN THỊ THU LAN – LÊ MINH PHƯỚC – NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THƯ 12 Bản in thử Sách không bán NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM ÂM NHẠC 12 HỒ NGỌC KHẢI (Tổng Chủ biên)
Môn: Âm nhạc – Lớp 12 HỘI ĐỒNG QUỐC GIA THẨM ĐỊNH SÁCH GIÁO KHOA (Theo Quyết định số 1882/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Chủ tịch: NGUYỄN BÌNH ĐỊNH Phó Chủ tịch: LÊ VINH HƯNG Uỷ viên, Thư kí: TRẦN VĂN MINH Các uỷ viên: BÙI ANH TÚ – NGUYỄN THỊ HỒNG THANH PHẠM BÁ SẢN – HỒ THANH TÙNG TRẦN VĂN TÙNG – NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
812 HỒ NGỌC KHẢI (Tổng Chủ biên) – NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG (Chủ biên) TRẦN HOÀNG THỊ ÁI CẦM – TRẦN ĐỨC – NGUYỄN VĂN HẢO PHAN THỊ THU LAN – LÊ MINH PHƯỚC – NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THƯ ÂM NHẠC (Bản in thử)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Sách chia làm 2 phần: Phần 1 – Kiến thức chung, gồm 4 chủ đề: Tiếng gọi tổ quốc, Suối nguồn dân ca, Mái trường tình bạn, Giai điệu bốn phương. Mỗi chủ đề bao gồm các bài học cụ thể với các mạch nội dung chính của môn Âm nhạc: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Lí thuyết âm nhạc và Thường thức âm nhạc. Đối với mạch nội dung nhạc cụ, học sinh sử dụng những nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder, kèn phím,...), nhạc cụ thể hiện hoà âm (ukulele, đàn phím điện tử,...), và những nhạc cụ thể hiện tiết tấu (trống nhỏ, thanh phách, song loan, tambourine,...), đã được học ở các lớp học trước để luyện tập và thể hiện các bài tập trong sách giáo khoa. Phần 2 – Phương án lựa chọn, gồm các bài học có tính hệ thống về kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật hát và nhạc cụ. Học sinh chọn học 1 trong 2 phương án Hát hoặc Nhạc cụ (guitar hoặc đàn phím điện tử). Để các em dễ quan sát và học tập, các mạch nội dung chính được minh hoạ qua hệ thống các kí hiệu cụ thể như sau: HÁT NHẠC CỤ ĐỌC NHẠC NGHE NHẠC LÍ THUYẾT ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC Các hoạt động học tập ở từng bài học được thiết kế theo bốn bước, bao gồm: Mở đầu: Hoạt động khởi động để tiếp cận vấn đề; xác định vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học; cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học. Hình thành kiến thức mới: Thực hiện nhiệm vụ học tập để: chiếm lĩnh kiến thức mới, giải quyết vấn đề, thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ hoạt động Mở đầu. Luyện tập: Áp dụng những kiến thức đã được học ở bước Hình thành kiến thức mới; phát triển các kĩ năng để giải quyết những nhiệm vụ học tập cụ thể. Vận dụng: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống cụ thể trong thực tiễn. Mong các em giữ gìn cuốn sách sạch, đẹp để sách tiếp tục được sử dụng ở các thế hệ học sinh sau và tiết kiệm cho xã hội! 2