TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội - 2018 2018 | PDF | 111 Pages
[email protected] QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN LA Trần Thị Ngọc Huyền
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là chủ thể huy động nguồn tiền gửi lớn nhất trong nền kinh tế, với vai trò là trung gian tài chính, huy động tiền gửi nhàn rỗi từ các cá nhân, tổ chức và sử dụng nguồn vốn đó cho vay đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu về vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và công nghệ tiên tiến, hoạt động của các ngân hàng thương mại với 3 nghiệp vụ chủ yếu là huy động tiền gửi, cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán đã có những bước tiến vượt bậc. Đó là sự đa dạng hóa các loại hình ngân hàng, nhiều sản phẩm dịch vụ mới hiện đại được nghiên cứu, phát triển và đưa vào thị trường. Các hình thức huy động vốn ngày càng phong phú, các loại hình sản phẩm tiền gửi khác nhau được cung cấp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Huy động vốn - một trong những hoạt động chính đóng vai trò quan trọng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Cùng với huy động vốn, ngân hàng thương mại sử dụng vốn đó để hoạt động cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ khác cho khách hàng. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của ngân hàng thương mại, đặc biệt là nguồn tiền gửi của các khách hàng cá nhân, họ tìm đến các sản phẩm của ngân hàng với mục tiêu sinh lời, an toàn và thuận tiện. Để tăng huy động tiền gửi trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng không ngừng đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với các tiện ích khác nhau, lãi suất hấp dẫn, kèm theo là khuyến mại, chăm sóc. Nhằm huy động ngày càng nhiều tiền gửi tiết kiệm từ các khách hàng là cá nhân, khuyến khích họ thay đổi thói quen cất trữ vàng, tiền mặt,... Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Sơn La (VietinBank Chi nhánh Sơn La) được thành lập ngày 26/05/2008 theo Quyết định số 236/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Năm 2015 nguồn vốn huy động KHCN của VietinBank Sơn La đạt 590,1 tỷ đồng chiếm 64,8% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2016 đạt 720,8 tỷ đồng chiếm 71,4% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2017 đạt 778,3 tỷ đồng chiếm 70,4% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn
2 vốn huy động khách hàng cá nhân của VietinBank Sơn La giai đoạn 2015 - 2017 tuy có sự tăng lên về quy mô, nhưng tốc độ tăng qua các năm lại có xu hướng giảm đi, năm 2016 tốc độ tăng 22% so với năm 2015, đến năm 2017 tốc độ tăng là 8% so với năm 2016. Việc lập kế hoạch chưa sát với thực tế điều kiện từng phòng kinh doanh trực tiếp. Trong quá trình tổ chức thực hiện còn thiếu sự phối hợp giữa các cá nhân, giữa các bộ phận, đôi khi còn xảy ra vấn đề cạnh tranh nội bộ, cơ chế động lực chưa thực sự có tác động kinh thích, một số cán bộ chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác huy động vốn khách hàng cá nhân. Công tác kiểm soát tuy đã được thực hiện sát sao và chặt chẽ, nhưng lại rất khó khăn để đưa ra được các điều chỉnh kịp thời trong tình hình cạnh tranh mới...Làm ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn khách hàng cá nhân. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại mới, hệ thống các quỹ tín dụng trên địa bàn, huy động vốn chưa tương xứng với dư nợ cho vay. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với VietinBank Sơn La là phải hoàn thiện quản lý huy động vốn khách hàng cá nhân. Xuất phát từ thực tế công tác, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ, với mong muốn góp phần vào thành công của đơn vị. 2. Tình hình nghiên cứu Huy động vốn và quản lý huy động vốn đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: Luận văn thạc sỹ của Lê Việt Hùng (2013) “Quản lý huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lai Châu”. Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn, phân tích thực trạng quản lý huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Lai Châu, nêu lên các điểm yếu trong công tác quản lý huy động vốn. Trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Agribank Lai Châu. Cụ thể: (1) Chú trọng công tác đánh giá diễn biến thị trường và phân tích nguồn vốn. (2) Vận dụng cơ chế lãi suất linh hoạt. (3) Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn và sản
3 phẩm khác biệt. (4) Làm tốt công tác marketing và chăm sóc khách hàng. (5) Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn. Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế quốc dân của Lý Trần Bình (2015) “Hoàn Thiện Quản lý huy động vốn tại Ngân Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam”. Luận văn đã nêu Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam dựa trên các nghiên cứu lý thuyết, luân văn đã chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý huy động vốn. Trên cơ sở đó đã đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam. Cụ thể: (1) Xây dựng phương pháp xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định. (2) Cơ cấu lại tổ chức bộ máy và màng lưới hoạt động các chi nhánh. (3) Giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng bộ phận, từng cán bộ; gắn được trách nhiệm cùng vật chất cho người lao động. (4) Xây dựng tốt các chính sách khách hàng. (5) Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng mọi mặt của hoạt động nghiệp vụ và khả năng điều hành của các bộ phận. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trần Hoàng Phúc (2015) “Quản lý huy động vốn của Ngân hàng liên doanh Việt - Nga”. Luận văn đã đưa ra Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga dựa trên các nghiên cứu lý thuyết, luân văn đã chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý huy động vốn. Trên cơ sở đó đã đưa ra được nhiều giải pháp hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga. Cụ thể: (1) Chú trọng công tác đánh giá diễn biến thị trường và phân tích nguồn vốn. (2) Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. (3) Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng phục vụ chiến lược và chính sách huy động vốn; Đào tạo chuyên sâu cán bộ cho ngân hàng. (4) Hoàn thiện công tác kiểm soát huy động vốn.