PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4.1 SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI.docx

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - CTST TÊN BÀI DẠY: BÀI 4 – SẮC THÁI CỦA TIẾNG CƯỜI (TRUYỆN CƯỜI) Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8 Thời gian thực hiện: ….. tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.  Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.  Nêu được những thay đổi suy nghĩ tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.  Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp.  Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.  Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;\ - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Nhân ái, trung thực, trách nhiệm TIẾT…: VĂN BẢN 1.2 VẮT CỔ CHẠY RA NƯỚC - MAY KHÔNG ĐI GIÀY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.  Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận biết được đề tài, câu chuyện, nhân vật chính trong chỉnh thể tác phẩm; nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học. 2. Năng lực
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - CTST a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Vắt cổ chày ra nước - May không đi giày - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản  - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện; 3. Phẩm chất: -  Nhân ái, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà; 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Vắt cổ chày ra nước - May không đi giày b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở: Theo em như thế nào là keo kiệt? c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV đặt câu hỏi: Theo em như thế nào là keo kiệt? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tham gia chia sẻ cảm nhận Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Sự sống thiêng liêng b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua gợi ý SGV c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - CTST d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 77) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc phần giới thiệu bài học Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): - GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. - GV chốt kiển thức về chủ đề bài học  Ghi lên bảng. I. Giới thiệu bài học. - Chủ đề 4: Đối với mỗi chúng ta, tiếng cười có rất nhiều tác dụng: để bộc lộ niềm vui, sự thích thú, niềm hạnh phúc, để kết nối bạn bè, để phê phán những hiện tượng chưa hay, chưa tốt,…Có thể nói tiếng cười đã góp nhiều màu sắc làm cuộc sống thêm phong phú. Trong bài học này, thông qua việc đọc các văn bản truyện cười em sẽ hiểu thêm về những sắc thái của tiếng cười trong cuộc sống Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn a.Mục tiêu:  - Xác định được khái niệm và đặc điểm, một số yếu tố trong truyện cười - Nhận biết được khái niệm và đặc điểm của nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, từ địaa phương và từ toàn dân b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về truyện cười Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về truyện cười: + Truyện cười là gì? + Cốt truyện thường xoay quanh vấn đề gì? + Nhân vật trong truyện cười được II. Tri thức Ngữ văn 1. Truyện cười Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đã kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian. - Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 8 - CTST chia thành mấy loại? + Nhận xét về ngôn ngữ được sử dụng trong truyện cười Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. - HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 55) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS ghi chép tóm lược nội dung kiến thức Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV): - GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười. Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, phong tục gắn với từng truyện. Nhân vật thường có hai loại: Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,... hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ. Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột,...) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phủ của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi,...). - Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,... Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số thủ pháp thường gặp: 1. Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách: a.Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoàigiữa thật và giảgiữa lời nói hành động. b. Kết hợp khéo léo lời người kể

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.