PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Da sua+anh_CAC VAN DE BENH MAT CHUNG.pdf

1 ĐỤC THỂ THỦY TINH MẮC PHẢI Nguyên nhân • Tuổi già: Phổ biến nhất. Đục thể thủy tinh chín, quá chín, và nhân sa (morganian). • Trước tuổi già (Presenile): Đái tháo đường, loạn dưỡng trương lực cơ, viêm da dị ứng. • Chấn thương: xuyên, đụng dập (vòng Vossius), và điện giật. • Nhiễm độc: Steroids, thuốc co đồng tử, thuốc chống loạn thần (ví dụ: phenothiazines), và các thuốc khác. • Thứ phát: - Viêm màng bồ đào trước mãn tính - Bức xạ ion hóa - Khối u (thể mi) - Glocom góc đóng cấp tính: Vết đục nhẹ ở mặt trước thể thủy tinh là di tích của glocom góc đóng cấp tính. - Bệnh lý thoái hóa của nhãn cầu: Viêm võng mạc sắc tố, mù bẩm sinh Leber, teo Gyrate, hội chứng Wagner và Stickler đi kèm với đục thể thủy tinh dưới bao sau. • Nội tiết/Chuyển hóa - Đái tháo đường: Ở thiếu niên, đục thể thủy tinh đo đái tháo đường đặc trưng bởi những mờ đục dạng nắm tuyết dưới bao trước và bao sau, tiến triển nhanh. Đục thể thủy tinh tuổi già tiến triển nhanh hơn ở người không mắc đái tháo đường. - Hạ canxi máu: Những vết đục nhỏ, màu trắng, óng ánh ở vỏ, thường kèm các cơn co cứng cơ. - Bệnh Wilson: Lắng đọng sắc tố màu đỏ-nâu ở lớp vỏ dưới bao trước (đục thể thủy tinh hình hoa hướng dương) - Loạn dưỡng trương lực cơ: Đục nhiều màu sắc phía sau bao trước, “đục thể thủy tinh dạng cây thông Noel”. - Khác: hội chứng Down, u xơ thần kinh type 2 (đục dưới bao sau). Lâm sàng • Triệu chứng chủ quan Mất hoặc giảm thị lực tiến triển chậm, thường diễn biến nhiều tháng đến nhiều năm, 1 hoặc 2 mắt. Lóa mắt, đặc biệt khi thấy ánh sáng đèn pha khi lái xe trong đêm, có thể giảm nhận biết màu sắc nhưng mức độ không như
2 bệnh lý thần kinh thị giác. Đặc điểm của từng loại đục thể thủy tinh sẽ biểu hiện những triệu chứng riêng biệt. • Triệu chứng khách quan - Mờ đục thể thủy tinh. - Không soi rõ võng mạc, ánh đồng tử tối khi soi bóng đồng tử. Cận thị xuất hiện, còn gọi “thị lực thứ hai” (second sight). Đục thể thủy tinh đơn độc không gây tổn thương phản xạ đồng tử liên đới hướng tâm. Hình: Đục thể thủy tinh Phân loại: 1. Nhân: Nhân trung tâm chuyển sang màu vàng hoặc nâu. Điển hình giảm thị lực nhìn xa nhiều hơn nhìn gần (cận thị hóa). 2. Dưới bao sau: Đục thành mảng gần mặt sau thể thủy tinh. Nhìn rõ nhất khi chiếu sáng từ phía sau. Triệu chứng phổ biến là lóa mắt và khó đọc sách. Kèm theo viêm nhãn cầu, sử dụng steroid, đái tháo đường, chấn thương hoặc bức xạ. Thường xảy ra ở bệnh nhân <50 tuổi. 3. Vỏ: Đục dạng tỏa tròn hoặc nan hoa ở ngoại vi, có thể bao gồm cả phía trước và sau thể thủy tinh. Có thể gây lóa mắt. Thường không có triệu chứng cho đến khi ảnh hưởng vùng trung tâm. Những việc cần làm Xác định nguyên nhân gây đục thể thủy tinh và đục thể thủy tinh có phải là nguyên nhân gây giảm thị lực không? Phẫu thuật lấy thể thủy tinh có cải thiện thị lực không? 1. Tiền sử: Sử dụng thuốc? [ví dụ: tamsuloin hoặc bất cứ loại thuốc nào gây giảm lượng nước tiểu (chẹn alpha-1) gây hội chứng mềm nhũn mống mắt trong mổ (Intraoperative floopy iris syndrome)] Bệnh toàn thân? Chấn thương? Bệnh mắt hoặc giảm thị lực trước khi đục thể thủy tinh?
3 2. Khám mắt toàn diện, bao gồm đo thị lực nhìn xa và nhìn gần, khám đồng tử, và khúc xạ. Khám sinh hiển vi đèn khe có giãn đồng tử sử dụng kỹ thuật soi trực tiếp và chiếu ánh sáng gây phản xạ từ phía sau để quan sát đục thể thủy tinh. Khám đáy mắt, tập trung vào vùng hoàng điểm, giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây giảm thị lực. 3. Lập kế hoạch trước mổ, chú ý mức độ giãn đồng tử, mức độ đục thể thủy tinh, có hội chứng giả bong bao hay không, rung rinh thể thủy tinh (do dây Zinn đứt hoặc yếu), hoặc chấm lắng đọng hyalin trên màng Descemet (cornea guttata). 4. Siêu âm B nếu không soi rõ đáy mắt để loại trừ bệnh lý bán phần sau. 5. Đo thị lực tiềm tàng (potential acuity meter-PAM) hoặc đo giao thoa laser giúp ước lượng thị lực sau khi lấy bỏ thể thủy tinh đục. Chỉ định khi cân nhắc phẫu thuật trên mắt có bệnh lý bán phần sau. 6. Đo khúc xạ giác mạc và siêu âm A đo trục nhãn cầu giúp xác định công suất thể thủy tinh nhân tạo (IOL). Đo độ dày giác mạc hoặc đếm tế bào nội mô có thể hữu ích trong trường hợp có chấm lắng đọng hyaline trên màng Descemet. Điều trị 1. Chỉ định phẫu thuật đục thể thủy tinh cho các lý do sau: - Cải thiện thị lực. - Điều trị các bệnh mắt (Ví dụ glocom hoặc viêm màng bồ đào do thể thủy tinh). - Tạo điều kiện quản lý các bệnh mắt khác (ví dụ: giúp quan sát đáy mắt để theo dõi và điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường hoặc glocom). 2. Chỉnh tật khúc xạ nếu bệnh nhân từ chối phẫu thuật thể thủy tinh. 3. Thuốc giãn đồng tử (ví dụ scopolamine 0.25% 1 lần/ngày) có thể có hiệu quả với 1 số bệnh nhân mong muốn điều trị không phẫu thuật. Biện pháp này chỉ có tác dụng tạm thời. Hiệu quả nhất với đục thể thủy tinh dưới bao sau. Theo dõi Trừ khi có biến chứng thứ phát do đục thể thủy tinh (Ví dụ glocom), đục thể thủy tinh không cần xử trí cấp cứu. Bệnh nhân từ chối phẫu thuật lấy bỏ thể thủy tinh đục cần được khám lại hàng năm, khám lại ngay khi các triệu chứng xấu đi. Chú ý
4 - Thể thủy tinh đục chín được định nghĩa là mức độ đục thể thủy tinh đủ để làm mờ hoàn toàn phía sau thể thủy tinh và bán phần sau của mắt. Không thấy bóng của mống mắt khi chiếu sáng chéo từ rìa đồng tử. Hiếm gặp trường hợp lớp vỏ hóa lỏng, nhân thể thủy tinh di động tự do trong túi bao, gọi là đục thể thủy tinh quá chín hoặc đục thể thủy tinh nhân sa Morgagnian. Nếu dịch do lớp vỏ hóa lỏng rò qua bao còn nguyên vẹn, có thể thấy nếp gấp ở vỏ bao và tiến triển thành glocom do chất thể thủy tinh. - Đo thị lực tiềm tàng (PAM) hoặc đo giao thoa laser thường đánh giá cao hơn thực tế thị lực tiềm tàng của mắt khi có lỗ hoàng điểm hoặc bong biểu mô sắc tố hoàng điểm. Đo giao thoa cũng đánh giá cao kết quả trong các trường hợp nhược thị. Thị lực nhìn gần là phương pháp thích hợp nhất để đánh giá chức năng hoàng điểm nếu thể thủy tinh không quá đục. Tuy nhiên, cả PAM và đo giao thoa laser đều là các công cụ hữu ích trên lâm sàng. MANG THAI I. Những thay đổi ở bán phần trước - Mất điều tiết thoáng qua và tăng độ dày và độ cong giác mạc. - Thay đổi khúc xạ do thay đổi hormon, thường trở lại bình thường sau khi sinh. Trì hoãn kê đơn kính mới cho đến vài tuần sau sinh. II. Tiền sản giật/Sản giật Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở mẹ/thai nhi/trẻ sơ sinh. Xảy ra ở 2-5% phụ nữ mang thai nhưng tỷ lệ này có thể lên tới 10% ở các nước đang phát triển. Xảy ra sau tuần thai thứ 20, phổ biến ở lần mang thai đầu tiên. Lâm sàng • Triệu chứng chủ quan: Đau đầu, nhìn mờ, hoa mắt, nhìn đôi, ám điểm. • Triệu chứng khách quan: - Toàn thân: + Tiền sản giật hoặc tăng huyết áp do thai nghén: Tăng huyết áp và protein niệu ở người trước đó huyết áp bình thường. Các dấu hiệu khác bao gồm phù ngoại vi, tổn thương gan, tổn thương thận, hội chứng HELLP (tan máu, tăng men gan và số lượng tiểu cầu thấp). + Sản giật: Tiền sản giật kèm theo các cơn co giật. - Tại mắt: Co thắt và hẹp động mạch trung tâm võng mạc, phù vùng quanh gai hoặc trung tâm võng mạc, xuất huyết võng mạc, xuất tiết,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.