PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text nguyen tu.docx

Nguyễn Thế Lâm 0979.85.88.03Trường THCS Tiên Du CHUYÊN ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. Kiến thức cơ bản cần trang bị cho học sinh 1/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích (+) và vỏ tạo bởi các lớp electron (e) mang điện tích (-). 2/ Hạt nhân: tạo bởi proton (p) mang điện tích (+) và neutron (n) không mang điện. + proton: ký hiệu là p, mang điện tích +1, khối lượng là 1 amu. + neutron: ký hiệu là n, không mang điện, khối lượng là 1 amu. - Những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân (thường sẽ có cùng số n). Những nguyên tử có cùng số p nhưng khác số n gọi là đồng vị của nhau. - Điện tích hạt nhân (Z) = +p - Khối lượng hạt nhân = số p + số n (amu) = khối lượng nguyên tử (NTK) 3/ Electron: ký hiệu là e, mang điện tích -1, khối lượng không đáng kể. - Vì nguyên tử trung hòa về điện nên luôn có số p = số e. - Các e luôn chuyển động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, theo chiều lần lượt từ trong ra ngoài: Lớp 1: có tối đa 2e Lớp 2,3: có tối đa 8e (khi sắp xếp các e, lớp trong bão hòa mới tràn ra lớp ngoài) - Các e có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. Nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. - Khi 1 nguyên tử nhường hoặc nhận e, nó không còn trung hòa về điện. Khi đó nó trở thành các ion: + nguyên tử nhường e → ion (+), nhường bao nhiêu e thì ion có số oxi hóa là (+) bấy nhiêu. + nguyên tử nhận e → ion (-) , nhận bao nhiêu e thì ion có số oxi hóa là (-) bấy nhiêu. 4/ Nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. Vậy : số p là đặc trưng cho một nguyên tố hoá học. - Cách biểu diễn nguyên tố: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, chữ cái đầu được viết dạng hoa, chữ cái hai nếu có viết thường ... Mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Vd: Kí hiệu Na biểu diễn {nguyên tố sodium, một nguyên tử sodium } 5/ Một đơn vị khối lượng (atomic mass unit) = 1/12 khối lượng của một nguyên tử C m C =1,9926.10 -23 g 1 amu =1,9926.10 -23 g/12 = 1,6605.10 -24 g. 6/ Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị khối lượng (amu). II. Bài Tập Những lưu ý khi làm bài tập về nguyên tử - Tổng số hạt trong nguyên tử = số p + số n + số e = 2p + n - Luôn có số p ≤ số n ≤ 1,5.số p - Tổng số hạt mang điện: số p + số e = 2p - Điện tích hạt nhân Z = +p. Khi biết số p hoặc Z ta có thể xác định được nguyên tố hóa học. - Số khối (A) = khối lượng hạt nhân (vì e có khối lượng không đáng kể) = p + n (amu)
Nguyễn Thế Lâm 0979.85.88.03Trường THCS Tiên Du Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng ba loại hạt cơ bản là 18, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. Tính số hạt proton, neutron, electron và gọi tên nguyên tử nguyên tố X. Bài 2: Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử X là 28, trong đó số hạt ko mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Tính số hạt mỗi loại. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của X. Bài 3: Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Biết nguyên tử khối của X có giá trị bằng tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử. Xác định nguyên tố X. Bài 4: Nguyên tử X có cấu tạo gồm 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. Trong X, số p ít hơn số n là 1. Tính số hạt mỗi loại và NTK của X? Bài 5: Một nguyên tử R có tổng số các hạt trong p, n, e là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Hãy xác định tên nguyên tử R? Bài 6. Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện. Xác định nguyên tử X thuộc nguyên tố nào và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X? Bài 7. Nguyên tử Z có tổng số hạt bằng 58 và có nguyên tử khối < 40. Hỏi Z thuộc nguyên tố hoá học nào. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tử Z? Cho biết Z là kim loại hay phi kim? Bài 8. Tổng số hạt p, n và e của nguyên tử nguyên tố X là 82 hạt. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. X là nguyên tố nào? Bài 9: Hợp chất A có công thức hóa học là MX 2 , trong đó M chiếm 51,282% về khối lượng. Phân tử A có tổng số proton là 38. Trong nguyên tử nguyên tố M, số hạt proton bằng số hạt neutron; trong nguyên tử nguyên tố X số hạt neutron nhiều hơn số hạt proton là 1. Tìm số hạt proton của M và X. Gọi số p,n,e trong M là p M , n M , e M => NTK của M = p M + n M (amu) Gọi số p,n,e trong X là p X , n X , e X => NTK của X = p X + n X (amu) Theo đề bài ta có: MM MMXX pnNTKM %M.100.100 PTKApn2(pn)    =51,282 (%) ⬄ 48,718p M + 48,718n M - 102,564p X - 102,564n X = 0 (*) Tổng số p trong A là p M + 2p X = 38 (**) Mặt khác: p M = n M (***) n X - p X = 1 => n X = p X + 1 (4*) Thay (***) và (4*) vào (*) ta có: 48,718p M + 48,718p M - 102,564p X - 102,564(p X +1)= 0 ⬄ 97,436p M - 205,128p X = 102,564 Kết hợp với (**) ta tìm được p M = 20; p X = 9 Bài 10. Hợp chất Z được tạo bởi 2 nguyên tố M và R có công thức M a R b , trong đó R chiếm 6,667% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n = p + 4, còn trong hạt nhân của R có n’ = p’, trong đó n, p, n’, p’ là số neutron và proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84 và (a + b) = 4. Tìm công thức phân tử của Z. Vì a,b € N* mà a + b = 4 nên có thể a=1, b=3 hoặc a=2, b=2 hoặc a=3, b=1 TH1: Nếu a = 3, b =1 => Z có công thức là M 3 R Theo đề bài ta có: NTKRp'n' %R.100.100 PTKZ3p3np'n'    = 6,667 ⬄ 93,333p’ + 93,333n’ - 20,001p - 20,001n = 0 (*) Ta có n’ = p’ n = p + 4 thay vào (*) ta có: 93,333p’ + 93,333p’ - 20,001p - 20,001(p+4) = 0
Nguyễn Thế Lâm 0979.85.88.03Trường THCS Tiên Du ⬄ 186,666p’ - 40,002p = 80,004 Mặt khác tổng số p trong Z = p’ + 3p = 84 Ta tìm được p = 26; p’ = 6 => M là Fe; R là C => Z có CTHH là: Fe 3 C TH2: Nếu a = 2; b = 2 => Z có công thức là M 2 R 2 %R = 2(p'n') .100 2(p'n'pn)   = 6,667 ⬄ 93,333p’ + 93,333n’ - 6,667p - 6,667n = 0 (*) Ta có: n’ = p’ n = p + 4 thay vào (*) ta có: 93,333p’ + 93,333p’ - 6,667p - 6,667(p+4) = 0 ⬄ 186,666p’ - 13,334p = 26,668 Mặt khác tổng số p trong Z = 2p’ + 2p = 84 ⬄ p’ + p = 42 Ta tìm được p’ = 3; p = 39 (loại) TH3: Nếu a = 1; b = 3 => Z có CTHH là MR 3 %R = 3(p'n') .100 pn3(p'n')   = 6,667 (%) ⬄ 300(p’+n’) = 6,667[p+n + 3(p’+n’)] ⬄ 279,999p’ + 279,99n’ - 6,667p - 6,667n = 0 (*) Mặt khác n’ = p’ n = p + 4 Thay vào (*) 279,999p’ + 279,99p’ - 6,667p - 6,667(p+4) = 0 ⬄ 559,998p’ - 13,334p = 26,668 Mặt khác tổng số p trong Z = 3p’ + p = 84 Ta tìm được p = 39 p’ = 2 (loại) Bài 11: Trong phân tử MX 2 có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. NTK nguyên tử của M lớn hơn NTK nguyên tử của X là 5. Xác định kí hiệu hóa học của nguyên tử M, X và công thức phân tử MX 2 . Xét phân tử MX 2 , ta có p+n+e = 164 và p+e-n = 52 . Mặt khác p = e Ta tìm được p = e = 54 và n = 56 Gọi số p,n,e trong M là p M , n M , e M => NTK của M = p M + n M (amu) Gọi số p,n,e trong X là p X , n X , e X => NTK của X = p X + n X (amu) Theo đề bài: (p M + n M ) - (p X + n X ) = 5 (*) Tổng số p trong phân tử = p M + 2p X =54 Tổng số n trong phân tử = n M + 2n X =56 => (p M + n M ) + 2(p X +n X ) = 110 (**) Từ (*) và (**) tìm được p M + n M = 40 = NTK M => M là Ca p X + n X = 35 = NTK X => X là Cl => CTHH của hợp chất là CaCl 2 Bài 12: Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt là 48 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Nguyên tử nguyên tố B có số hạt mang điện kém số hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố A là 20. Tìm các nguyên tố A, B
Nguyễn Thế Lâm 0979.85.88.03Trường THCS Tiên Du Bài 13: Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. a) Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X. b) Vẽ sơ đồ nguyên tử X. c) Hãy viết tên, kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của nguyên tố X. Bài 14. Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Hãy xác định M là nguyên tố nào? Bài 15. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, neutron và electron là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định R và số hạt mỗi loại. Bài 16. Nguyên tử X có ba lớp electron kí hiệu là 2/8/3. - Xác định tên của nguyên tố X. - Đốt nóng X ở nhiệt độ cao trong không khí. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (giả sử không khí chỉ gồm N 2 và O 2 ). Bài 17. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Tổng số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. Xác định 2 kim loại A và B. Bài 18. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong hai nguyên tử phi kim X và Y là 76, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 24. Tổng số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn tổng số hạt mang điện của nguyên tử X là 18. Xác định 2 kim loại X và Y. Bài 19. Cho biết tổng số hạt proton, neutron, electron trong 2 nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 26 hạt. Tổng số hạt mang điện của A nhiều hơn tổng số hạt mang điện của B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố nào? Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau: Z N = 7; Z Na = 11; Z Ca = 20; Z Fe = 26; Z Cu = 29; Z C = 6; Z S = 16. BÀI TẬP VỀ NGUYÊN TỬ 17.10.2023 Lý thuyết Câu 1: Nguyên tử là gì? Ion là gì? So sánh nguyên tử và ion? Khối lượng của nguyên tử và ion có thể coi là bằng nhau hay không? Vì sao? Câu 2: Nguyên tử có cấu tạo gồm mấy phần, là những phần nào? Trong nguyên tử có mấy loại hạt cơ bản? Đặc điểm và vai trò của mỗi loại hạt? Tại sao các nguyên tử lại liên kết được với nhau? Điện tích hạt nhân do hạt nào quy định? Trong nguyên tử những loại hạt nào có số lượng bằng nhau? Vì sao? Câu 3: Nguyên tố hóa học là gì? Các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố thì có đặc điểm gì giống nhau? Đồng vị là gì? amu là gì? 1 amu bằng bao nhiêu gam? Nguyên tử khối là gì? Cách xác định NTK? Câu 4: Ion là gi? Số OXH là gì? Từ nguyên tử làm thế nào để trở thành ion (-)? ion (+)? Viết quá trình tạo thành ion Na + ; Mg 2+ , O -2 , Cl - ; Al +3 ; P +5 Fe +2 , Fe +3 , N -3 , S +6 , N +5 từ nguyên tử của chúng và ngược lại, viết quá trình tạo thành nguyên tử của các ion trên. Câu 5: Nguyên tử là gì? Phân tử là gì? So sánh nguyên tử với phân tử về cấu tạo, vai trò, sự biến đổi trong phản ứng hoá học? Tính PTK như thế nào? Tính PTK bằng amu và gam của các chất có CTHH như sau: Al; H 2 SO 4 ; Ba(OH) 2 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 . Câu 6. Hợp chất A có công thức R 2 X, trong đó R chiếm 82,979% về khối lượng. Trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R 2 X là 46. a. Tìm công thức của R 2 X. b. Xác định vị trí của R và X trong bảng tuần hoàn. Câu 7. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 52. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. a) Xác định số hạt proton, neutron, electron và tên của nguyên tử X. b) A là một loại oxit của X. Trong A, X chiếm 38,8% về khối lượng. Lập công thức phân tử của A, biết M A = 183 g/mol.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.