PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HẠN CHẾ CẠNH TRANH

I. HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH 1. Khái niệm 2. Đặc điểm II. CÁC HÀNH VI HC CẠNH TRANH 1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền. 3. Tập trung kinh tế 1. Mọi trường hợp mua lại doanh nghiệp đều được coi là một hình thức tập trung kinh tế. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG. Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 29 LCT 2018 thì mua lại doanh nghiệp là một hình thức của tập trung kinh tế. 1. Có thể kết thúc thời hạn quy định thẩm định sơ bộ tập trung kinh tế mà Ủy ban cạnh tranh quốc gia chưa đưara thông báo kết quả thẩm định sơ bộ do vụ việc phức tạp thì việc tập trung kinh tế chưa được thực hiện. NHẬN ĐỊNH SAI. Theo khoản 3 Điều 36 LCT và khoản 3 Điều 14 NĐ 35/2020/NĐ-CP thì khi kết thúc thời hạn quy định sơ bộ tập trung kinh tế mà Ủy ban canh tranh quốc gia chưa đưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện 2. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật Cạnh tranh 2018 đềuđược miễn trừ có thời hạn nếu các thỏa thuận đó có lợi cho người tiêu dùng. NHẬN ĐỊNH SAI. Thứ nhất, theo Điều 14 LCT thì chỉ có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 LCT mới được miễn trừ có thời hạn. Thứ hai, ngoài yêu cầu điều kiện có lợi cho người tiêu dùng thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần đáp ứng một trong các điều kiện tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 14 LCT. 3. Theo Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thìkhông được hưởng miễn trừ. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG. Chỉ có miễn trừ với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Đ14) chứ không có miễn trừ với hành vi lạm dụng. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong LCT không quy định miễn trừ. Theo luật, miễn trừ là cơ chế chỉ áp dụng cho các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. LCT chỉ quy định miễn trừ với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm (tại Điều 14 LCT) chứ không quy định miễn trừ với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. 4. Chỉ các doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan mới được xem là doanh nghiệpđược coi là có vị trí thống lĩnh thị trường. NHẬN ĐỊNH SAI. Theo khoản 1 Điều 24 LCT doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Có 2 trường hợp để 1 doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trg: - Có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này. - Có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều bị cấm. NHẬN ĐỊNH SAI. Theo điểm a khoản 1 Điều 27 LCT thì chủ thể thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều bị cấm phải là doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. 1
12.Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan. NHẬN ĐỊNH SAI. Theo quy định chung tại khoản 2 Điều 45 và điểm d khoản 2 Điều 24 LCT thì 5 doanh nghiệp để được coi là có vị trị thống lĩnh thị trường ngoài điều kiện có thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan thì phải cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh. 13.Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn không quá 150 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. NHẬN ĐỊNH SAI. Căn cứ khoản 1 Điều 37 LCT: “1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luậnày. Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế”. Theo đó UBCTQG thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn không quá 150 ngày nhưng kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ chứ không phải từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. 14.Việc tập trung kinh tế chỉ được thực hiện sau khi có kết quả thẩm định chính thức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. NHẬN ĐỊNH SAI. Vì việc tập trung kinh tế được tự do thực hiện nhưng theo K1 Đ33 LCT và Điều 13 NĐ 35/2020 nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến UBCTQG theo Điều 34 LCT trước khi tiến hành. Trường hợp phải thông báo thì theo Đ36 LCT: UBCTQG thẩm định sơ bộ trong 30 ngày phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ, nếu cho thực hiện thì được thực hiện hoặc phải thẩm định chính thức; hết thời hạn mà UBCTQG chưa thông báo thì theo khoản 3 Điều 36 LCT và khoản 3 Điều 14 NĐ 35/2020, việc tập trung kinh tế vẫn được thực hiện. Trường hợp sau khi có kết quả thẩm định chính thức, UBCTQG có thể đưa ra một trong ba quyết định: TTKT đượcthực hiện, bị cấm hoặc được thực hiện có điều kiện căn cứ theo Điều 41. Tóm lại, ngoài TH có kết quả thẩm định chính thức của UBCTQG thì việc TTKT vẫn được thực hiện khi chưa đến ngưỡng thông báo, hoặc thông báo kết quả thẩm định sơ bộ cho phép thực hiện, hoặc khi hết thời hạn thẩm định sơ bộ mà UBCTQG vẫn chưa đưa ra thông báo kết quả. 17.Việc thực hiện tập trung kinh tế mà không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì được tự do thực hiện và không chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh. NHẬN ĐỊNH SAI. Theo Điều 1 LCT quy định “Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; ...” Như vậy, việc thực hiện TTKT gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam đều thuộc sự điều chỉnh của LCT chứ không suy xét đến hậu quả ít hay nhiều. Nếu không thuộc trường hợp phải thông báo theo Điều 31 và không thuộc trường hợp cấm theo Điều 30 LCT thì được tự do thực hiện. 2
24. Tất cả các doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp ủy ban cạnh tranh quốc gia phát hiện điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. NHẬN ĐỊNH SAI. Theo quy định tại khoản 5 Điều 112 Luật cạnh tranh “Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng đến 唃 y ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.” Vì vậy không phải tất cả các doanh nghiệp tự nguyện khai báo đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng mà chỉ không quá 3 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng khoan hồng mà đáp ứng đủ các điều kiện thì mới được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. Không áp dụng cho DN có tư cách tổ chức cho các DN khác thỏa thuận ... 26.Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được phép thực hiện các hành vi tập trung kinh tế. NHẬN ĐỊNH SAI. Vì theo Điều 1 LCT 2018 thì việc kiểm soát tập trung kinh tế dựa vào việc đánh giá hành vi có gây tác động hoặc có khả năng gây tác động đến thị trường Việt Nam hay không mà không căn cứ vào vị trí của DN trên thị trường. Đáng kể: cấm Không đáng kể thì phải thông báo hoặc tự do thực hiện không cần thông báo. Theo Điều 30 Luật Cạnh tranh, tập trung kinh tế bị cấm khi Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. 27.Thỏa thuận hạn chế sản lượng của một doanh nghiệp sản xuất gạch với một doanh nghiệp sản xuất xi măng và một doanh nghiệp sản xuất tấm lợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh 2018. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG Thỏa thuận HCCT thuộc khoản 3 Điều 11 thuộc sự điều chỉnh của LCT. Căn cứ nd của thỏa thuận hoặc tính chất liên kết của thỏa thuận [Vì tại khoản 3 Điều 11 LCT 2018 quy định: “Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”Tuy nhiên, khoản 1 Điều 12 quy định “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.” Vậy nên, thỏa thuận cần thêm điều kiện là DN trên cùng thị trường liên quan mới vi phạm LCT.] 29.Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là vi phạm Luật cạnh tranh. NHẬN ĐỊNH SAI. Theo điểm c khoản 2 Điều 27 LCT 2018 thì việc lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là vi phạm Luật cạnh tranh. Để xem hành vi đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là vi phạm Luật cạnh tranh thì chủ thể thực hiện phải lạm dụng vị trí độc quyền chứ không phải là dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường. 3

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.