PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CĐ 3. Bài 7. Kiểm định giả thuyết thống kê và phân tích tương quan tuyến tính (2).docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 7: KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN TUYẾN TÍNH (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Giải quyết được bài toán thực tế đơn giản về kiểm định giả thuyết thống kê, dựa trên số trung bình của mẫu và sự khác biệt hai số trung bình mẫu. - Phân tích được dữ liệu về tương quan tuyến tính ở mức đơn giản trong một bài toán thực tế với sử dụng phần mềm bảng tính. 2. Năng lực Năng lực chung: ‐ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân. ‐ Giao tiếp và hợp tác: Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các hoạt động nhóm. ‐ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập, suy nghĩ không theo lối mòn, tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau. Năng lực Tin học: - Giải quyết được bài toán thực tế đơn giản về kiểm định giả thuyết thống kê. - Phân tích được dữ liệu về tương quan tuyến tính bằng phần mềm bảng tính. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập. - Trung thực: Thực hiện đúng phần việc của bản thân và hợp tác làm việc nhóm khi được giao nhiệm vụ. Có ý thức báo cáo kết quả một cách chính xác. - Trách nhiệm: Hoàn thành các bài tập theo yêu cầu của GV thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, thông qua sản phẩm.
2 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi, phòng thực hành. - SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều. 2. Đối với học sinh: - Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS. b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc độc lập, quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi ở hoạt động Khởi động SGK tr.84. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành hoạt động Khởi động SGK tr.84. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 84: Bảng tính ở Hình 1 thể hiện hai dãy điểm thi sức bền của hai nhóm học sinh A và B sau cùng một thời gian rèn luyện theo hai phương pháp khác nhau: nhóm A theo phương pháp chạy bộ truyền thống, nhóm B theo phương pháp mới là bơi lội. Một người nói rằng: “Chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm A và B là không đáng kể (7.696 – 7.173 = 0.523), nên có thể nói rằng phương pháp mới không làm thay đổi hiệu quả rèn luyện sức bền khi so với phương pháp truyền thống”. Em có đồng ý với ý kiến này không và tại sao?
3 Hình 1. Điểm thi sức bền Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.84 SGK. - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Gợi ý trả lời: Không đồng ý. Để đánh giá được hai phương pháp rèn luyện sức bền thì cần phải thực hiện phép kiểm định so sánh hai giá trị trung bình của hai mẫu số liệu độc lập. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Kiểm định giả thuyết thống kê là một vấn đề khá phức tạp vì có nhiều loại kiểm định và mỗi kiểm định có nhiều tham số. Bài học hôm nay – Bài 7: Kiểm định giả thuyết thống kê và phân tích tương quan tuyến tính sẽ hướng dẫn các em thực hiện phép kiểm định so sánh giá trị trung bình của hai mẫu dữ liệu cùng loại và giải thích được kết quả kiểm định.
4 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Sơ lược về kiểm định giả thuyết thống kê a. Mục tiêu: Giới thiệu sơ lược về kiểm định giả thuyết thống kê. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Một số khái niệm cơ bản và thực hiện nhiệm vụ học tập. c. Sản phẩm: Khái niệm tần số không ghép nhóm, tần số ghép nhóm, tần suất. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình bày những nội dung sau: + Kiểm định giả thuyết thống kê là gì? + Phép kiểm định sẽ tính một trong hai giá trị (hoặc cả hai giá trị) p và . Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chú ý lắng nghe GV trình bày sơ lược về kiểm định giả thuyết thống kê. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS hiểu các nội dung sơ lược về kiểm định giả thuyết thống kê. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chính xác hoá lại các nội dung kiến thức. 1. Sơ lược về kiểm định giả thuyết thống kê - Câu hỏi của Hoạt động khởi động được trả lời dựa trên kiểm định giả thuyết thống kê đối với hai mẫu số liệu A và B. - Kiểm định giả thuyết thống kê là kiểm tra xem một khẳng định mong đợi có được chấp nhận hay không dựa trên cơ sở của lí thuyết xác suất thống kê. - Trong kiểm định giả thuyết thống kê, luôn có hai giả thuyết: + Giả thuyết mong đợi (kí hiệu: ). + Giả thuyết vô hiệu (kí hiệu: ) – là giả thuyết đối của . Ví dụ: Nếu phương pháp bơi lội được hi vọng tốt hơn phương pháp truyền thống thì và được phát biểu như sau:  là “Phương pháp mới làm thay đổi hiệu quả rèn luyện sức bền”, tức là ≠ (trong đó và tương ứng là điểm trung bình của nhóm học sinh A và B).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.